Người tự kỷ toàn quốc đã có ngày hội thể thao thân thiện.

Người tự kỷ thường có xu hướng thu mình lại, nhưng các nhà khoa học đã chứng minh hoạt động thể thao sẽ kích thích sự hòa nhập lại vào cuộc sống của những con người có xu hướng đóng mình trong thế giới riêng, sợ hãi sự ồn ào và sợ thất bại. Đó là bóng đá, đó là cưỡi ngựa… Là một nước đang có tỷ lệ người tự kỷ tăng nhanh chóng (hiện nay vào khoảng 200.000 người), Việt Nam cũng nhận ra một điều là: Thể thao dành cho tất cả mọi người, người tự kỷ có gì khác biệt?

Ngày 2/4 hàng năm đã được Liên Hợp Quốc chọn là “Ngày Thế giới nhận thức Chứng tự kỷ”, với mục đích khuyến cáo các quốc gia tăng cường sự quan tâm đến hội chứng này. Ngày 2/4 năm nay, Mạng lưới Người tự kỷ Việt Nam (VAN) với sự ủng hộ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam (MOLISA), Mạng lưới Tự kỷ ASEAN (AAN) và tổ chức Phát triển Khuyết tật Châu Á Thái Bình Dương (APCD) sẽ lần đầu tiên tổ chức “Ngày Việt Nam Nhận thức Chứng Tự kỷ” để hưởng ứng lời kêu gọi của Liên Hợp Quốc, như một sự kiện tham gia cùng “Ngày Thế giới nhận thức Chứng tự kỷ”.

Chứng tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển kéo dài suốt cuộc đời, người mắc chứng tự kỷ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, hiểu biết của xã hội về căn bệnh này vẫn chưa được phổ biến và nhiều bệnh nhân tự kỷ vẫn bị tách biệt ra khỏi xã hội. Những ngừoi tự kỷ cần được quan tâm đúng cách để được sống bình đẳng, được đáp ứng các nhu cầu đặc biệt, được phát triển các năng lực và đóng góp cho xã hội.

Sự kiện bao gồm các hoạt động: Triển lãm ảnh “Picting Autism Vietnam” của nhiếp ảnh gia Mỹ Debbie Rasiel, với đề tài cuộc sống của người tự kỷ và gia đình, ảnh được chụp tại nhiều nước trên thế giới (26/3-9/4/2016). Hội thảo quốc tế về “Chứng tự kỷ ở Việt Nam – Hiện trạng và thách thức” (ngày 1/4). Đại hội thể thao thân thiện và Mít tinh dành cho người tự kỷ toàn quốc (ngày 2/4). Buổi hòa nhạc của nghệ sĩ Nguyệt Thu và nhóm tứ tấu Apaixonado ủng hộ người tự kỷ (20h ngày 2/4).

Những hoạt động trên là rất thiết thực, nhưng sẽ càng phát huy lợi ích khi được tổ chức thường xuyên liên tục, chứ không phải chỉ đợi “đúng ngày” mới “phát sóng”.

Nguồn tin: http://songmoi.vn/doi-song-suc-khoe/nguoi-tu-ky-toan-quoc-da-co-ngay-hoi-the-thao-thien

Trả lời

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN


Tiến sĩ tâm lý lâm sàng Ngô Xuân Điệp đã có 10 năm thăm khám trị liệu tâm lý tại khoa tâm lý, Bv nhi đồng 2 và 12 năm là giảng viên tại khoa tâm lý – Đai học Khoa học và Xã Hội Nhân Văn. Kinh nghiệm 22 năm thăm khám, đánh giá và can thiệp trẻ tự kỷ.