Tóm tắt sách: Nỗi khổ của con em

Tác giả: Nguyễn Khắc Viện

MỞ ĐẦU

Có lẽ trong chúng ta, ít nhiều cũng đã từng nghe câu thơ Chinh phụ ngâm :

“Thưở trời đất nổi cơn gió bụi

Tuổi ấu thơ nhiều nỗi truân chiên”

Đây là câu thơ mà Nguyễn Khắc Viện dùng để nói đến nỗi khổ của trẻ thơ – những đối tượng mà tưởng như được ấm no, đầy đủ, được nhiều tình thương của người lớn. Tuy nhiên, thực tế – dưới góc độ tâm lý – đây là một độ tuổi mà cái khổ của các em ở đây, không phải là thiếu ăn, thiếu mặc, không phải là chiến tranh, cũng chẳng phải khổ vì khủng hoàng kinh tế hay do thất nghiệp… mà cái khổ ở đây – là những tâm tư, tình cảm của các em, mà các em chẳng thể nói ra được, và người lớn – không phải ai cũng thấu hiểu. “Gió bụi” theo cách hiểu của Nguyễn Khắc Viện trong bối cảnh hiện tại là sự xáo trộn cuộc sống hàng ngày của toàn thể xã hội, toàn thể loài người do công nghiệp hóa, do đô thị hóa gây nên. Tức là xác thịt được cung cấp, chăm sóc tốt hơn, qui chế xã hội được nâng cấp mà vẫn khổ. Đây là vấn đề thời đại.

Cuốn sách là sự tổng hợp những kinh nghiệm, kiến thức mà Bác sĩ muốn truyền tải đến bạn đọc. Nguyễn Khác Viện như đặc mình vào vị trí của một đứa trẻ để thể hiện những tâm tư, những điều trong lòng đang muốn được bày tỏ ra cùng cha mẹ và những người xung quanh.

“Nỗi khổ của con em” không được kết cấu theo những phần ý lớn mà nội dung được thể hiện như một câu chuyện “chương hồi” với 30 mục. Để dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và phân tích, đề tài sẽ được phân thành 4 nhóm nội dung chính tương đương với 4 giai đoạn phát triển của trẻ từ lúc lọt lòng đến những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường. Về mối quan hệ Gắn bó mẹ con trong những năm đầu đời lúc bé chính thức được trở thành một con người, những vấn đề trong cách chăm sóc mà gia đình dành cho bé, bước vào tuổi lên ba với cái tôi và sự thỏa mãn, lúc bé đến trường, và phần cuối cùng Nguyễn Khắc Viện nói đến một vài biện pháp “giải khổ”.

Qua cuốn sách “Nỗi khổ của con em”, B.S Nguyễn Khắc Viện đã đưa ra những góc cạnh – mà ở đó, ta thấy rõ hơn về những nỗi khổ này. Cuốn sách đã mang lại cho các bậc phụ huynh một cách nhìn hoàn toàn mới mẻ về con em, tiếp cận dưới góc độ phân tâm học của S. Freud. Hôm nay, nhóm xin được giới thiệu đến các bạn, sách được viết vào năm 1993 khi B.S Viện bước vào tuổi 80 và sau 4 năm hoạt động tại trung tâm N-T.[embeddoc url=”https://tuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/Noi-Kho-Cua-COn-Em.docx” download=”all” viewer=”microsoft”]

 

Trả lời

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN


Tiến sĩ tâm lý lâm sàng Ngô Xuân Điệp đã có 10 năm thăm khám trị liệu tâm lý tại khoa tâm lý, Bv nhi đồng 2 và 12 năm là giảng viên tại khoa tâm lý – Đai học Khoa học và Xã Hội Nhân Văn. Kinh nghiệm 22 năm thăm khám, đánh giá và can thiệp trẻ tự kỷ.