TS. Ngô Xuân Điệp

Trung tâm Giáo dục Tường Minh

Nội dung dạy học nên tuân theo mô hình “ tháp học tập”. Trong quá trình thiết kế chương trình can thiệp, điều quan tâm trước tiên là hệ thống cảm giác như: xúc giác, tiền đình, cảm nhận bản thể, khứu giác, thị giác, thính giác, vị giác; Tiếp đến là các nội dung phát triển cảm cảm giác vận động như: ổn định tư thế (cơ thể), điều hợp hai bên cơ thể, lập kế hoạch hành động, sơ đồ cơ thể, thành thục phản xạ, khả năng kiểm soát đầu vào; Tiếp theo là phát triển tri giác vận động: khả năng điều hợp tay mắt, kiểm soát vận đông mắt, điều khiển tư thế, kỹ năng lĩnh hội ngôn ngữ, tri giác thị giác, khả năng chú ý; Cuối cùng là nội dung khả năng nhận thức gồm: hoạt động sống hàng ngày, hành vi/ ứng xử và cao nhất là học tập kiến thức.

Tháp học tập cung cấp một nguyên tắc hữu ích là trong quá trình thiết kế chương trình can thiệp, các nhà chuyên môn phải quan tâm đến các khả năng phát triển từ thấp đến cao; trong đó tiền đề phát triển căn bạn được quan tâm, các khả năng này là nền móng cho các phát triển cao hơn ở trẻ. Nguyên tắc này khắc phục thực trạng hiện nay là các nhà chuyên môn khi xây dựng chương trình can thiệp thường quan tâm đến nội dung kiến thức (là phần cao nhất và khó nhất) theo mô hình tháp học tập, các nội dung đơn giản, dễ học lại không được giảng dạy nên trẻ không thể lĩnh hội và học tập được.

Trả lời

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN


Tiến sĩ tâm lý lâm sàng Ngô Xuân Điệp đã có 10 năm thăm khám trị liệu tâm lý tại khoa tâm lý, Bv nhi đồng 2 và 12 năm là giảng viên tại khoa tâm lý – Đai học Khoa học và Xã Hội Nhân Văn. Kinh nghiệm 22 năm thăm khám, đánh giá và can thiệp trẻ tự kỷ.