LÀM CÁCH NÀO ĐỂ GIÚP TRẺ TỰ KỶ CẢI THIỆN KHẢ NĂNG GIAO TIẾP?

Giao tiếp là nhu cầu sớm nhất của con người từ khi sinh ra đến khi mất đi, đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Giao tiếp luôn là cầu nối giữa con người với con người giúp chúng ta hiểu nhau hơn kể cả trong cuộc sống hay trong công việc. Nhưng vẫn còn một số người sợ hãi sự tương tác với xã hội tự cách ly riêng mình với mọi người và với thế giới bên ngoài hay còn gọi đó là khó giao tiếp. Vì vậy, mặc dù trẻ tự kỷ có rất nhiều biểu hiện của sự rối loạn phát triển nhưng giao tiếp kém lại là vấn đề nổi trội, dễ nhận biết nhất, là một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong hành vi, quan mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, đạo đức và chuẩn mực xã hội.

CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP GIỮA GIA ĐÌNH VÀ TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT TRONG CAN THIỆP CHO TRẺ TỰ KỶ – Ngày 23/10/2022

Vừa qua trung tâm giáo dục Tường Minh đã thực hiện thành công chương trình đào tạo kết nối “Chương trình phối hợp giữa gia đình và trường chuyên biệt trong can thiệp cho trẻ tự kỷ ” qua kênh trực tuyến Zoom tối Chủ Nhật ngày 23/10/2022. Đây là chương trình đào tạo kết nối đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho các bậc phụ huynh, giáo viên đang quan tâm đến chương trình đào tạo dạy học cho trẻ tự kỷ và hướng dẫn những phương pháp thiết thực khi vận dụng can thiệp. Đối với việc can thiệp trẻ tại trường nhiều bài học giảng dạy chỉ sử dụng trên những dụng cụ mô phỏng và trẻ ít có cơ hội được trải nghiệm thực tế, còn đối với môi trường tại gia đình bé sẽ được tiếp xúc và quan sát những vật dụng thật, hình ảnh thật và khả năng ứng dụng thực tế cao. Vì thế, việc kết hợp giữa chưa trình giáo dục can thiệp tại trường với gia đình có mối liên quan đến nhau và bổ trợ cho nhau rất nhiều. Buổi học đã diễn ra với sự tham gia của đông đảo phụ huynh và trao đổi được rất nhiều thông tin bổ ích, giải đáp phần nào các thắc mắc, băn khoăn của người đăng ký tham gia chương trình.

CHƯƠNG TRÌNH BÉ LÀM THIỆP TẶNG MẸ NHÂN NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10

Vừa qua tại trung tâm giáo dục Tường Minh đã tiến hành triển khai chương trình hướng dẫn trẻ làm thiệp chúc mừng các bà, các mẹ và cô giáo nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 thành công và đón nhận được rất nhiều niềm vui, nụ cười hạnh phúc từ quý phụ huynh của trung tâm. Đối với những bạn nhỏ bình thường thì điều này có lẽ là dễ dàng với các em nhưng đối với các em tại trung tâm giáo dục Tường Minh thì việc tạo ra được một sản phẩm, một bức tranh, tấm thiệp hay biểu diễn một ca khúc tặng mẹ lại là cả một quá trình học tập và cố gắng của các em.

HƯỚNG DẪN TRẺ KIỂM SOÁT CƠN TỨC GIẬN

Ở trẻ em những cơn giận dữ thường xuất hiện nhiều ở trẻ tập đi và tuổi mẫu giáo. Trẻ ở độ tuổi này thường hay cáu gắt, chúng rất dễ nổi cáu la hét, khóc lóc, ăn vạ,… sự nổi nóng và tức giận thường xuyên ở trẻ có thể gây rắc rối ở trường học, trong gia đình hay là trong giao tiếp với bạn bè và người thân. Vì vậy, hướng dẫn trẻ kiểm soát cơn tức giận là việc rất quan trọng góp phần giúp trẻ kiềm chế được những cơn tức giận và tránh những hành động tiêu cực không đáng có xảy ra.

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ GIÚP TRẺ TỰ KỶ CẢI THIỆN KHẢ NĂNG GIAO TIẾP?

Trong thời đại hiện nay hội chứng “Tự kỷ” đã được nhiều người quan tâm và biết đến nhưng vấn đề giải pháp và cải thiện trên thực tiễn vẫn đang còn là điều cần được quan tâm hơn nữa. Đặc biệt là quá trình nhận thức và giao tiếp của trẻ tự kỷ sẽ gặp nhiều vấn đề khó khăn và cần có sự can thiệp của người lớn hỗ trợ để trẻ cải thiện tốt hơn. Vậy “Làm sao để giúp trẻ tự kỷ cải thiện được khả năng giao tiếp?” sẽ là chủ đề mà trung tâm giáo dục Tường Minh muốn chia sẻ cùng phụ huynh qua bài viết dưới đây.

CHƯƠNG TRÌNH KẾT NỐI PHỤ HUYNH VÀ CHUYÊN GIA VỀ LĨNH VỰC NUÔI DẠY TRẺ TỰ KỶ

Chúng ta đã biết việc giáo dục một đứa trẻ bình thường đã khó, việc dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt lại cần nhiều thời gian và sự kiên trì hơn. Có rất nhiều phụ huynh sẽ gặp lúng túng, rắc rối trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ nên việc củng cố kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp nuôi dạy con là một điều rất cần thiết.
Với mục đích hướng đến việc lan tỏa nguồn năng lượng tích cực, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin và các kiến thức liên quan đến trẻ rối loạn phổ tự kỷ, trẻ chậm phát triển khác, Trung tâm giáo dục Tường Minh sẽ tổ chức chương trình kết nối giữa phụ huynh và chuyên gia của trung tâm là Tiến sĩ. Ngô Xuân Điệp. Chương trình kết nối Online nhằm tạo điều kiện cho các bậc phụ huynh ở xa mọi miền trên tổ quốc có thể tham gia. Trung tâm mong muốn sẽ được đồng hành cùng phụ huynh để phát triển cộng đồng trẻ tự kỷ được yêu thương và đón nhận, mong muốn tạo được không gian kết nối và hỗ trợ quý phụ huynh gỡ bỏ những thắc mắc, tâm tư trong lòng về các chứng bệnh của con.  

BÉ VUI ĐÓN TẾT TRUNG THU TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC TƯỜNG MINH

Dưới mái nhà yêu thương của Trung tâm giáo dục Tường Minh không khí Trung Thu cũng nhộn nhịp vui tươi hơn bao giờ hết. Các hoạt động truyền thống cho các em được diễn ra trong sự háo hức của tất cả mọi người nơi đây. Tết Trung thu vui nhất vẫn là trẻ con, điều ấy biểu hiện rõ trên những gương mặt nụ cười của các em khi được phá cỗ, rước đèn, tham gia các trò chơi dân gian, nghe kể những câu chuyện về ngày trung thu, câu chuyện Chị Hằng và Chú Cuội

Ngày thể thao cho trẻ tự kỷ

Người tự kỷ toàn quốc đã có ngày hội thể thao thân thiện. Người tự kỷ thường có xu hướng thu mình lại, nhưng các nhà khoa học đã chứng minh hoạt động thể thao sẽ kích thích sự hòa nhập lại vào cuộc sống của những con người có xu hướng đóng mình trong […]

RốI loạn tâm lý của trẻ tự kỷ

TTK có bề ngoài như trẻ bình thường, các công bố từ trước tới nay chưa có nghiên cứu nào nói đến sự khác thường về thể trạng bề ngoài của TTK, trái lại theo mô tả của Kanner, dường như TTK nói chung lại có bề ngoài khôi ngô hơn trẻ bình thường, đồng thời TTK về cơ bản cũng không có sự bất thường về giải phẫu trong các bộ phận bên trong cơ thể. Các giác quan cảm nhận bên ngoài và bên trong cơ thể trẻ xét trên phương diện vật lý và sinh học giống như trẻ bình thường. Những chỉ số sinh học cơ bản như cân nặng, chiều cao, chỉ số phát triển sinh học giống như trẻ bình thường cùng tuổi. Các mốc phát triển vận động như lẫy, ngồi, bò, trườn, đứng, đi, chạy,… không có ghi nhận khác thường. Trẻ bị rối loạn tự kỷ có tuổi thọ trung bình như người bình thường. Nhưng hầu hết các mô tả về mặt chức năng tâm lý thì cho thấy sự bất thường rõ rệt. 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN


Tiến sĩ tâm lý lâm sàng Ngô Xuân Điệp đã có 10 năm thăm khám trị liệu tâm lý tại khoa tâm lý, Bv nhi đồng 2 và 12 năm là giảng viên tại khoa tâm lý – Đai học Khoa học và Xã Hội Nhân Văn. Kinh nghiệm 22 năm thăm khám, đánh giá và can thiệp trẻ tự kỷ.