VAI TRÒ CỦA ĐỒ CHƠI ĐỐI VỚI TRẺ

Trẻ nhỏ có rất nhiều cơ hội để học tập và khám phá thông qua hoạt động vui chơi hàng ngày. Trong đó đồ chơi là thử không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ. Thông qua đồ chơi trẻ có thể tìm tòi, khám phá, thao tác với các đồ chơi… qua đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về cả tư duy lẫn trí tuệ. Những món đồ chơi thích hợp sẽ giúp trẻ vận động trí não tốt hơn. Không những thế, đồ chơi còn giúp các bé vận động linh hoạt hơn, rèn luyện trí nhớ và sự khéo léo của đôi bàn tay. Vì vậy, chúng ta có thể thấy rõ được vai trò quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em và việc cho trẻ sử dụng những món đồ chơi để kích thích và giúp trẻ phát triển trí tuệ đã không còn quá xa lạ. 

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ GIÚP TRẺ TỰ KỶ CẢI THIỆN KHẢ NĂNG GIAO TIẾP?

Giao tiếp là nhu cầu sớm nhất của con người từ khi sinh ra đến khi mất đi, đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Giao tiếp luôn là cầu nối giữa con người với con người giúp chúng ta hiểu nhau hơn kể cả trong cuộc sống hay trong công việc. Nhưng vẫn còn một số người sợ hãi sự tương tác với xã hội tự cách ly riêng mình với mọi người và với thế giới bên ngoài hay còn gọi đó là khó giao tiếp. Vì vậy, mặc dù trẻ tự kỷ có rất nhiều biểu hiện của sự rối loạn phát triển nhưng giao tiếp kém lại là vấn đề nổi trội, dễ nhận biết nhất, là một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong hành vi, quan mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, đạo đức và chuẩn mực xã hội.

CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP GIỮA GIA ĐÌNH VÀ TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT TRONG CAN THIỆP CHO TRẺ TỰ KỶ – Ngày 23/10/2022

Vừa qua trung tâm giáo dục Tường Minh đã thực hiện thành công chương trình đào tạo kết nối “Chương trình phối hợp giữa gia đình và trường chuyên biệt trong can thiệp cho trẻ tự kỷ ” qua kênh trực tuyến Zoom tối Chủ Nhật ngày 23/10/2022. Đây là chương trình đào tạo kết nối đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho các bậc phụ huynh, giáo viên đang quan tâm đến chương trình đào tạo dạy học cho trẻ tự kỷ và hướng dẫn những phương pháp thiết thực khi vận dụng can thiệp. Đối với việc can thiệp trẻ tại trường nhiều bài học giảng dạy chỉ sử dụng trên những dụng cụ mô phỏng và trẻ ít có cơ hội được trải nghiệm thực tế, còn đối với môi trường tại gia đình bé sẽ được tiếp xúc và quan sát những vật dụng thật, hình ảnh thật và khả năng ứng dụng thực tế cao. Vì thế, việc kết hợp giữa chưa trình giáo dục can thiệp tại trường với gia đình có mối liên quan đến nhau và bổ trợ cho nhau rất nhiều. Buổi học đã diễn ra với sự tham gia của đông đảo phụ huynh và trao đổi được rất nhiều thông tin bổ ích, giải đáp phần nào các thắc mắc, băn khoăn của người đăng ký tham gia chương trình.

HƯỚNG DẪN TRẺ KIỂM SOÁT CƠN TỨC GIẬN

Ở trẻ em những cơn giận dữ thường xuất hiện nhiều ở trẻ tập đi và tuổi mẫu giáo. Trẻ ở độ tuổi này thường hay cáu gắt, chúng rất dễ nổi cáu la hét, khóc lóc, ăn vạ,… sự nổi nóng và tức giận thường xuyên ở trẻ có thể gây rắc rối ở trường học, trong gia đình hay là trong giao tiếp với bạn bè và người thân. Vì vậy, hướng dẫn trẻ kiểm soát cơn tức giận là việc rất quan trọng góp phần giúp trẻ kiềm chế được những cơn tức giận và tránh những hành động tiêu cực không đáng có xảy ra.

HIỂU THÊM VỀ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD)

Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention Deficit Hyperactivity Disorder, ADHD) là bệnh rối loạn phát triển thần kinh có những dấu hiệu đặc trưng như: mất tập trung chú ý, bốc đồng và hiếu động quá mức so với lứa tuổi của người mắc bệnh. Bệnh có thể gây ảnh hưởng nhiều đến việc học, vì trẻ khó có thể tập trung nên từ đó dẫn đến kết quả học tập kém. Hơn thế, tỷ lệ mắc bệnh ở bé trai tăng gấp 3 lần so với bé gái ở cùng lứa tuổi. Dạng rối loạn này có khả năng xảy ra ở trẻ em cao nhiều hơn so với người lớn. Độ tuổi phát bệnh vào khoảng 8 – 11 tuổi.

KHÓ KHĂN TÂM LÝ KHI BA MẸ CÓ CON TỰ KỶ

Trên cuộc đời này, không có hai cá thể nào hoàn toàn giống nhau. Mỗi người sinh ra đều đặc biệt nhất, có ý nghĩa nhất với cha mẹ. Trên tất cả, tình yêu thương của cha mẹ sẽ là động lực để gia đình vượt qua được những khó khăn trong quá trình đón nhận chuẩn đoán và can thiệp cho trẻ. Vì thế, với sự quan tâm của phụ huynh khi đưa con em đến khám tại những cơ sở chuyên môn sẽ là yếu tố quyết định trong việc giúp nhận diện khó khăn ở trẻ và có những biện pháp can thiệp phù hợp, kịp thời cũng như hỗ trợ cho thân nhân một cách toàn diện nhất.

LỢI ÍCH KHI CHO TRẺ CAN THIỆP SỚM

Lý do của việc chú trọng can thiệp sớm (khoảng từ 2 đến 5 tuổi) rất đơn giản: do tính linh hoạt của hệ thần kinh, hoặc khả năng hình thành các kết nối mới của não đang thay đổi. Giám đốc Trung tâm Tự kỷ và các rối loạn phát triển khác của Viện Kennedy Krieger ở Baltimore, là Tiến sĩ Lord giải thích: “Chúng tôi biết rằng can thiệp sớm có thể thay đổi chức năng não và sự phát triển của não. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ tự kỷ được trị liệu từ 20 giờ một tuần trở lên trong thời thơ ấu có điểm số phát triển cao hơn so với những đứa trẻ tự kỷ đồng lứa được điều trị ít hoặc không được điều trị. Theo phương pháp can thiệp phân tích hành vi ABA, các chuyên gia yêu cầu trẻ cần được can thiệp khoảng 40 giờ một tuần để mang lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ…

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN


Tiến sĩ tâm lý lâm sàng Ngô Xuân Điệp đã có 10 năm thăm khám trị liệu tâm lý tại khoa tâm lý, Bv nhi đồng 2 và 12 năm là giảng viên tại khoa tâm lý – Đai học Khoa học và Xã Hội Nhân Văn. Kinh nghiệm 22 năm thăm khám, đánh giá và can thiệp trẻ tự kỷ.