VAI TRÒ CỦA ĐỒ CHƠI ĐỐI VỚI TRẺ

Trẻ nhỏ có rất nhiều cơ hội để học tập và khám phá thông qua hoạt động vui chơi hàng ngày. Trong đó đồ chơi là thử không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ. Thông qua đồ chơi trẻ có thể tìm tòi, khám phá, thao tác với các đồ chơi… qua đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về cả tư duy lẫn trí tuệ. Những món đồ chơi thích hợp sẽ giúp trẻ vận động trí não tốt hơn. Không những thế, đồ chơi còn giúp các bé vận động linh hoạt hơn, rèn luyện trí nhớ và sự khéo léo của đôi bàn tay. Vì vậy, chúng ta có thể thấy rõ được vai trò quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em và việc cho trẻ sử dụng những món đồ chơi để kích thích và giúp trẻ phát triển trí tuệ đã không còn quá xa lạ. 

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ GIÚP TRẺ TỰ KỶ CẢI THIỆN KHẢ NĂNG GIAO TIẾP?

Giao tiếp là nhu cầu sớm nhất của con người từ khi sinh ra đến khi mất đi, đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Giao tiếp luôn là cầu nối giữa con người với con người giúp chúng ta hiểu nhau hơn kể cả trong cuộc sống hay trong công việc. Nhưng vẫn còn một số người sợ hãi sự tương tác với xã hội tự cách ly riêng mình với mọi người và với thế giới bên ngoài hay còn gọi đó là khó giao tiếp. Vì vậy, mặc dù trẻ tự kỷ có rất nhiều biểu hiện của sự rối loạn phát triển nhưng giao tiếp kém lại là vấn đề nổi trội, dễ nhận biết nhất, là một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong hành vi, quan mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, đạo đức và chuẩn mực xã hội.

CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP GIỮA GIA ĐÌNH VÀ TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT TRONG CAN THIỆP CHO TRẺ TỰ KỶ – Ngày 23/10/2022

Vừa qua trung tâm giáo dục Tường Minh đã thực hiện thành công chương trình đào tạo kết nối “Chương trình phối hợp giữa gia đình và trường chuyên biệt trong can thiệp cho trẻ tự kỷ ” qua kênh trực tuyến Zoom tối Chủ Nhật ngày 23/10/2022. Đây là chương trình đào tạo kết nối đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho các bậc phụ huynh, giáo viên đang quan tâm đến chương trình đào tạo dạy học cho trẻ tự kỷ và hướng dẫn những phương pháp thiết thực khi vận dụng can thiệp. Đối với việc can thiệp trẻ tại trường nhiều bài học giảng dạy chỉ sử dụng trên những dụng cụ mô phỏng và trẻ ít có cơ hội được trải nghiệm thực tế, còn đối với môi trường tại gia đình bé sẽ được tiếp xúc và quan sát những vật dụng thật, hình ảnh thật và khả năng ứng dụng thực tế cao. Vì thế, việc kết hợp giữa chưa trình giáo dục can thiệp tại trường với gia đình có mối liên quan đến nhau và bổ trợ cho nhau rất nhiều. Buổi học đã diễn ra với sự tham gia của đông đảo phụ huynh và trao đổi được rất nhiều thông tin bổ ích, giải đáp phần nào các thắc mắc, băn khoăn của người đăng ký tham gia chương trình.

CHƯƠNG TRÌNH BÉ LÀM THIỆP TẶNG MẸ NHÂN NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10

Vừa qua tại trung tâm giáo dục Tường Minh đã tiến hành triển khai chương trình hướng dẫn trẻ làm thiệp chúc mừng các bà, các mẹ và cô giáo nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 thành công và đón nhận được rất nhiều niềm vui, nụ cười hạnh phúc từ quý phụ huynh của trung tâm. Đối với những bạn nhỏ bình thường thì điều này có lẽ là dễ dàng với các em nhưng đối với các em tại trung tâm giáo dục Tường Minh thì việc tạo ra được một sản phẩm, một bức tranh, tấm thiệp hay biểu diễn một ca khúc tặng mẹ lại là cả một quá trình học tập và cố gắng của các em.

TỔNG HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU TRẺ TỰ KỶ

Do bệnh tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển lan toả, là bệnh không khu trú vào một lĩnh vực cụ thể nào, thể hiện sự rối loạn toàn diện các mặt trong đời sống tâm lý con người. Khi mà các bác sỹ tâm thần vẫn chưa tìm ra phương thuốc trị liệu hữu hiệu thì các nhà tâm lý, nhà giáo dục học, vật lý trị liệu, chỉnh âm, tâm vận động…tham gia trị liệu đã đem lại nhiều kết quả đáng khích lệ. Sau đây là một số phương pháp đã từng được áp dụng trong trị liệu trẻ tự kỷ trên thế giới và Việt Nam. Theo quan niệm trước đây, trẻ tự kỷ chỉ được chữa trị một phương pháp hay một số phương pháp theo quan điểm của những người trị liệu trực tiếp trên trẻ (người theo một phương pháp nào đó) hay cha mẹ chúng. Ngày nay, do có nhiều chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng quan tâm đến chứng tự kỷ nên đã xuất hiện nhiều phương pháp trong việc điều trị. Với quan điểm hiện tại, trị liệu trẻ tự kỷ nên kết hợp nhiều phương pháp khác nhau tuỳ theo khả năng, mức độ và giai đoạn và sự tiến triển bệnh của trẻ. Mục đích bài tham luận này cung cấp một cách toàn diện hệ thống các phương pháp trị liệu trẻ tự kỷ hiện hành, giúp các bậc phụ huynh và những nhà chuyên môn có cách nhìn khái quát về nội dung, phương pháp cũng như cách thức tiến hành.

HƯỚNG DẪN TRẺ KIỂM SOÁT CƠN TỨC GIẬN

Ở trẻ em những cơn giận dữ thường xuất hiện nhiều ở trẻ tập đi và tuổi mẫu giáo. Trẻ ở độ tuổi này thường hay cáu gắt, chúng rất dễ nổi cáu la hét, khóc lóc, ăn vạ,… sự nổi nóng và tức giận thường xuyên ở trẻ có thể gây rắc rối ở trường học, trong gia đình hay là trong giao tiếp với bạn bè và người thân. Vì vậy, hướng dẫn trẻ kiểm soát cơn tức giận là việc rất quan trọng góp phần giúp trẻ kiềm chế được những cơn tức giận và tránh những hành động tiêu cực không đáng có xảy ra.

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ GIÚP TRẺ TỰ KỶ CẢI THIỆN KHẢ NĂNG GIAO TIẾP?

Trong thời đại hiện nay hội chứng “Tự kỷ” đã được nhiều người quan tâm và biết đến nhưng vấn đề giải pháp và cải thiện trên thực tiễn vẫn đang còn là điều cần được quan tâm hơn nữa. Đặc biệt là quá trình nhận thức và giao tiếp của trẻ tự kỷ sẽ gặp nhiều vấn đề khó khăn và cần có sự can thiệp của người lớn hỗ trợ để trẻ cải thiện tốt hơn. Vậy “Làm sao để giúp trẻ tự kỷ cải thiện được khả năng giao tiếp?” sẽ là chủ đề mà trung tâm giáo dục Tường Minh muốn chia sẻ cùng phụ huynh qua bài viết dưới đây.

HIỂU THÊM VỀ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD)

Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention Deficit Hyperactivity Disorder, ADHD) là bệnh rối loạn phát triển thần kinh có những dấu hiệu đặc trưng như: mất tập trung chú ý, bốc đồng và hiếu động quá mức so với lứa tuổi của người mắc bệnh. Bệnh có thể gây ảnh hưởng nhiều đến việc học, vì trẻ khó có thể tập trung nên từ đó dẫn đến kết quả học tập kém. Hơn thế, tỷ lệ mắc bệnh ở bé trai tăng gấp 3 lần so với bé gái ở cùng lứa tuổi. Dạng rối loạn này có khả năng xảy ra ở trẻ em cao nhiều hơn so với người lớn. Độ tuổi phát bệnh vào khoảng 8 – 11 tuổi.

KHÓ KHĂN TÂM LÝ KHI BA MẸ CÓ CON TỰ KỶ

Trên cuộc đời này, không có hai cá thể nào hoàn toàn giống nhau. Mỗi người sinh ra đều đặc biệt nhất, có ý nghĩa nhất với cha mẹ. Trên tất cả, tình yêu thương của cha mẹ sẽ là động lực để gia đình vượt qua được những khó khăn trong quá trình đón nhận chuẩn đoán và can thiệp cho trẻ. Vì thế, với sự quan tâm của phụ huynh khi đưa con em đến khám tại những cơ sở chuyên môn sẽ là yếu tố quyết định trong việc giúp nhận diện khó khăn ở trẻ và có những biện pháp can thiệp phù hợp, kịp thời cũng như hỗ trợ cho thân nhân một cách toàn diện nhất.

CHƯƠNG TRÌNH KẾT NỐI PHỤ HUYNH VÀ CHUYÊN GIA VỀ LĨNH VỰC NUÔI DẠY TRẺ TỰ KỶ

Chúng ta đã biết việc giáo dục một đứa trẻ bình thường đã khó, việc dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt lại cần nhiều thời gian và sự kiên trì hơn. Có rất nhiều phụ huynh sẽ gặp lúng túng, rắc rối trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ nên việc củng cố kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp nuôi dạy con là một điều rất cần thiết.
Với mục đích hướng đến việc lan tỏa nguồn năng lượng tích cực, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin và các kiến thức liên quan đến trẻ rối loạn phổ tự kỷ, trẻ chậm phát triển khác, Trung tâm giáo dục Tường Minh sẽ tổ chức chương trình kết nối giữa phụ huynh và chuyên gia của trung tâm là Tiến sĩ. Ngô Xuân Điệp. Chương trình kết nối Online nhằm tạo điều kiện cho các bậc phụ huynh ở xa mọi miền trên tổ quốc có thể tham gia. Trung tâm mong muốn sẽ được đồng hành cùng phụ huynh để phát triển cộng đồng trẻ tự kỷ được yêu thương và đón nhận, mong muốn tạo được không gian kết nối và hỗ trợ quý phụ huynh gỡ bỏ những thắc mắc, tâm tư trong lòng về các chứng bệnh của con.  

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN


Tiến sĩ tâm lý lâm sàng Ngô Xuân Điệp đã có 10 năm thăm khám trị liệu tâm lý tại khoa tâm lý, Bv nhi đồng 2 và 12 năm là giảng viên tại khoa tâm lý – Đai học Khoa học và Xã Hội Nhân Văn. Kinh nghiệm 22 năm thăm khám, đánh giá và can thiệp trẻ tự kỷ.