CÁC PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP

   1.Phương pháp tâm vận động

        Là một phương pháp kích thích trẻ hoạt hóa hành vi, cảm nhận bản thể, trải nghiệm các cảm xúc bản thân. Quan điểm chi phối của phương pháp là: Vận động (hoạt động) của cơ thể sẽ dẫn đến sự nhanh nhạy hệ thần kinh và tác động đến phát triển tâm lý, phát triển cảm nhận cơ thể , hiểu cơ thể và làm chủ cơ thể.

  1. Phương pháp chỉnh âm và trị liệu ngôn ngữ

         Là tổng thể các kỹ thuật, thủ thuật, nguyên tắc tác động phục hồi các chức năng ngôn ngữ cho trẻ. Trị liệu thường được áp dụng cho từng trẻ một, diễn ra từ một đến hai lần một tuần và đôi khi kéo dài nhiều năm. Mục tiêu và phương pháp được xây dựng dựa vào khả năng ngôn ngữ của trẻ.

  1. Trị liệu thông qua các môn nghệ thuật
  • Âm nhạc trị liệu

   Mục tiêu mà trị liệu âm nhạc hướng tới là làm giảm bớt các hành vi bất lợi, tăng cường  tác xã hội thông qua âm nhạc. Theo các tác giả của phương pháp này, trị liệu âm nhạtrẻ không hề biết, có sức cuốn hút, thâm nhập mà trẻ không thể kháng cự.c tỏ ra lôi cuốn vì nó vượt qua ngôn ngữ, là một cách dẫn đến thế giới xúc cảm, tình cảm mà những điều này đang gây khó khăn cho TTK. Âm nhạc có thể đi xuyên vào cõi tiềm thức, vô thức mà 

  • Vẽ và nặn (paint and shape)

Đây là hoạt động mang tính sáng tạo, dễ thực hiện, không quá coi trọng tính đúng sai của sản phẩm, phát huy khả năng tự do tưởng tượng của trẻ. Thông qua vẽ và nặn, trẻ có thể nâng cao khả năng vận động tinh, khả năng phối hợp tay và mắt, giúp trẻ từng bước làm chủ các vận động kỹ xảo không học viết và các thao tác tinh tế khác. Ngoài ra hoạt động này giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung chú ý, làm chủ các hành vi một cách có ý thức.

  1. Phương pháp hoạt động trị liệu

       Hoạt động trị liệu là nghệ thuật và khoa học trong thực hiện các vận động của con người. Mục đích của hoạt động trị liệu nhằm vào những lĩnh vực: tự chăm sóc, công việc hay sản xuất, sinh hoạt hàng ngày, vui chơi, giải trí và phát triển nhận thức. Những kỹ thuật trị liệu: điều chỉnh hành vi, điều hòa cảm giác, kiểm soát và định hướng vận động thô, tập thể dục, định hướng vận động tinh, trò chơi trị liệu, động vật trị liệu, thủy trị liệu, dã ngoại trị liệu, hoạt động trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

  • Hoạt động trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày:

  Là hướng dẫn trẻ thực hiện những công việc liên quan đến tự chăm sóc bản thân như vệ sinh cá nhân, các hoạt động thông thường hàng ngày của trẻ em tại gia đình hoặc nơi nuôi dạy trẻ và phụ giúp mọi người làm những công việc phù hợp với khả năng và sức khỏe của trẻ.

  • Kiểm soát và định hướng vận động thô:

   Là hình thức trị liệu dễ làm và đơn giản, với mục đích tăng cường khả năng hoạt hóa các hành vi, nâng cao thể lực, hoạt hóa các nhóm cơ, tăng cường sự linh hoạt hành vi và phản xạ thần kinh, củng cố các hành vi tích cực, giảm thiểu các hành vi tiêu cực, nâng cao khả năng tập trung chú ý, cải thiện các cảm nhận cơ thể, giúp trẻ làm chủ cơ thể của mình (làm chủ một số cảm giác và sơ đồ cơ thể).

  • Thủy trị liệu:

    Nước rất gần với con người, ngoài chức năng nuôi sống cơ thể, nước còn giúp con người trong các hoạt động tâm lý xã hội. Hầu hết trẻ em đều thích nước và chơi với nước, thông qua thủy trị liệu trẻ sẽ nhận thức tốt về cảm giác bản thể, các cảm giác da, sự thăng bằng sự cảm nhận,…Nước chính là một trong những chất liệu kích thích nhận thức của trẻ em nói chung và TTK nói riêng.

  • Dã ngoại trị liệu:

    Đây là hoạt động nhằm thay đổi môi trường, đẩy trẻ vào môi trường mới đầy rẫy kích thích, tăng tính tò mò giúp thu thập thông tin. Ngoài ra hoạt động này còn khai thông những sinh hoạt, học tập nhàm chán lặp đi lawoj lại trong môi trường quen thuộc. Khi đi dã ngoại, với những hoạt động đặc trưng trẻ có thể phát huy tối đa tất cả các giác quan hoạt động cùng lúc, giúp phát triển về nhận thức thế giới và cảm nhận cơ thể.

 

  • Trò chơi trị liệu

         Chơi là một hoạt động chủ yếu trong phát triển nhân cách của trẻ em, nếu trẻ thiếu hoạt động chơi hoặc hoạt động chơi không diễn ra đúng theo quy luật phát triển của trẻ, có thể gây ra sự phát triển bất thường trong đời sống tâm lý. Chơi giúp phát triển nhận thức, hoàn thiện các cơ quan cảm giác, hình thành các quan hệ xã hội,….TTK cũng như những trẻ bình thường khác đều rất cần các hoạt động chơi.

  • Nhóm trị liệu:

           TTK gặp khiếm khuyết nghiêm trọng về giao tiếp và tương tác xã hội, đi mẫu giáo giúp trẻ hòa nhập với trẻ em cùng trang lứa với mục đích kích thích trẻ tương tác qua lại với các thành viên khác. Thông qua chơi nhóm, trẻ hiểu những cách ứng xử và quy định của nhóm. Hoạt động của các thành viên là những nhân tố kích thích trẻ nhận thức và bắt chước, các thông điệp lời nói và không lời được truyền trong nhóm tác động đến từng thành viên, lôi kéo các thành viên tham gia hoạt động.

  • Học trên máy vi tính (computer therapy)

           Chơi trên máy vi tính là sở trưởng của TTK, có thể TTK không thích nhiều thứ trong cuộc sống nhưng hầu hết TTk đều thích máy vi tính. Thông qua những kích thích hình ảnh, âm thanh, màu sắc, kết cấu,….nhằm thu hút sự tập trung chú ý. Thông thường, qua máy vi tính kích thích trẻ học tập trên cơ sở những phần mềm phát triển trí tuệ: học Toán, học chữ, màu sắc, hình khối, rèn luyện trí nhớ, tưởng tượng, phản xạ, ứng phó các tình huống,….nhằm cải thiện khả năng nhận thức của trẻ.

5.Điều hòa cảm giác.

      TTK thường có biểu hiện rối loạn cảm giác (quá nhạy cảm hoặc thiếu nhạy cảm). Có những trẻ chỉ bị rối loạn một vài loại giác quan nào đó nhưng cũng có thể tất cả các giác quan. Trị liệu này quan tâm đến sự tiếp xúc, đặc biệt là tiếp xúc xúc giác- trẻ bị chi phối thông qua các kích thích, tâm trí trẻ hướng ra bên ngoài thay vì nằm yên trong tính tự kỷ. TTK không tiếp xúc và không nói chính là để tự vệ. Khái niệm “cái tôi tan biến” dùng để nói về TTK không còn kiên cố ẩn mình trong cái tôi nữa khi có sự tiếp xúc. Phương pháp này đã khắc phục được chỗ yếu của các phương pháp khác khi chưa thực sự quan tâm đến cảm giác, xúc giác của TTK một cách nghiêm túc. Nhưng hạn chế của nó đây chỉ là một phương pháp bổ trợ chứ không thể là một phương pháp độc lập.

 6.Phương pháp ABA

         Phương pháp ABA bắt đầu bằng “phép thử cụ thể” (discrete trials). Phép thử cụ thể là khi nhà trị liệu yêu cầu trẻ thực hiện một hành vi cụ thể nào đó. Nếu trẻ làm theo thì sẽ được thưởng để củng cố hành vi đó. Nếu trẻ không thực hiện, trẻ sẽ không nhận được phần thưởng, và phép thử sẽ được lặp lại. Các phép thử này được dựa trên đánh giá toàn diện về đặc điểm riêng, nhu cầu, khả năng, sở thích của trẻ đó. Những nhiệm vụ được đưa ra nằm trong vùng phát triển gần,tức không phải những thứ trẻ đã làm được (quá dễ) hay thứ quá khó với trẻ, mà là những thứ trẻ chưa biết làm nhưng có khả năng làm được với sự hướng dẫn của người lớn.

  1. Mô hình Can thiệp sớm DENVER (ESDM)

          ESDM là sự kết hợp giữa các kỹ thuật dạy đã được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả của ABA và tập trung vào phát triển mối quan hệ trong tổng hòa với mức độ phát triển của trẻ. ESDM là một phương pháp can thiệp hành vi toàn diện từ sớm cho trẻ tự kỷ từ 12 đến 48 tháng.

  1. Phương pháp TEACCH 

          TEACCH là phương pháp giáo dục  và dạy dỗ dành cho trẻ em tự kỷ và những người có rối loạn trong việc diễn tả tư tưởng tình cảm và tạo quan hệ tiếp xúc qua lại với người khác. Những lĩnh vực mà TEACCH quan tâm khi tiến hành can thiệp TTK: TTK có khó khăn gì? Ý nghĩa của những  khó khăn là gì? Cách thức, phương pháp, dụng cụ can thiệp gồm có những gì? Mục đích, mục tiêu trong từng phần và suốt quá trình là gì? Ưu tiên những hoạt động nào khi tiến hành trị liệu. Mục tiêu của từng ngày và kế hoạch của những ngày tiếp theo là gì? Các phần mà TEACCH quan tâm trong dạy TTK là bắt chước, nhận thức, vận động thô, vận động tinh, phối hợp mắt và tay, kỹ năng hiểu biết, kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng tự lập, kỹ năng xã hội. Phương pháp này giúp trả nhớ có ý nghĩa, tôn trọng trẻ, chạy theo khả năng của trẻ. Hạn chế là chương trình can thiệp tiến triển chậm và những trẻ bị nặng, không chịu hợp tác thì rất khó can thiệp. 

  1. Phương pháp PECS

          Với mục đích phát triển giao tiếp xã hội phương pháp này đã được sử dụng tranh ảnh để hướng trẻ giao tiếp và cách này được gọi là phương pháp PECS (Picture Exchange Communication Symbols: hệ thống giao tiếp trao đổi hình ảnh). Đây là một phương pháp rất thực tế và hấp dẫn trẻ, cho hiệu quả cao trong giao tiếp và phát triển nhận thức. Hệ thống giao tiếp trao đổi hình ảnh là một công cụ hết sức quan trọng trong việc can thiệp chứng tự kỷ. Trong PECS, ngôn ngữ lời nói được thay thế bằng việc sử dụng thể hình cho giao tiếp. Khi TTK chưa có ngôn ngữ học ngôn ngữ bị hạn chế hình ảnh sẽ giúp trẻ yêu cầu người khác và thực hiện yêu cầu của người khác hình ảnh lúc này là trung gian để truyền tải thông tin diễn ra mối quan hệ tương tác giữa TTK và người lớn.

  1. Phương pháp FLOORTIME

          Floortime áp dụng ngay trong cuộc sống bình thường của trẻ, người hướng dẫn ứng phó linh hoạt các diễn biến xảy ra trong mối quan hệ hiện tại, thúc đẩy trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động trị liệu. Floortime nhận ra rằng mỗi đứa trẻ để có một khó khăn duy nhất liên quan tới nó, bởi vậy nên công việc can thiệp cũng phải duy nhất. Tiếp cận Floortime  tập trung vào việc giúp đỡ trẻ làm chủ các kỹ năng quan hệ, liên lạc và suy nghĩ.

11.Phương pháp COMPC (Communication Picture)

    Là phương pháp xuất hiện lần đầu tiên ở Úc, nhằm dạy trẻ cách thức giao tiếp thông qua hình ảnh bằng cách chụp những hình ảnh trẻ quan tâm thích thú, hình ảnh quen thuộc, phong cảnh ở nơi trẻ đã đến. Với những hình ảnh trẻ thích và những đồ vật quen thuộc sẽ giúp trẻ học tốt hơn.

12.Phương pháp PCS (Picture Communication Symbols)

     Đây là phương pháp do Johnson, người Mỹ đưa ra năm 1981 với mục đích dạy trẻ hiểu những ký hiệu giao tiếp thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Phương pháp này chủ yếu áp dụng cao những TTK nặng, không có khả năng nói.

      Trên đây là những phương pháp khá tiêu biểu đã và đang được áp dụng tại trung tâm Tường Minh-Bim Bim. Khi mà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân dẫn đến tự kỷ của trẻ em và đồng thời cũng chưa thể đưa ra được phương pháp trị liệu duy nhất thì các phương pháp trên vẫn được coi là phương pháp tổng hợp   can thiệp cho TTK. Mỗi một phương pháp ở trên xét về một phương diện nào đó   là có hữu ích. Mỗi một TTK khác nhau sẽ được tiến hành các phương pháp khác nhau. Vấn đề ở chỗ là người hướng dẫn trị liệu cho từng trẻ cụ thể sẽ áp dụng phương pháp nào? Phương pháp nào trước, phương pháp nào sau, kết hợp sự hỗ trợ của các phương pháp với nhau như thế nào? Do đó việc xây dựng chiến lược trị liệu cho TTK là một điều quan trọng bậc nhất. Điều này tùy thuộc vào gia đình và chuyên gia trị liệu.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN


Tiến sĩ tâm lý lâm sàng Ngô Xuân Điệp đã có 10 năm thăm khám trị liệu tâm lý tại khoa tâm lý, Bv nhi đồng 2 và 12 năm là giảng viên tại khoa tâm lý – Đai học Khoa học và Xã Hội Nhân Văn. Kinh nghiệm 22 năm thăm khám, đánh giá và can thiệp trẻ tự kỷ.