Người hướng dẫn: TS. Ngô Xuân Điệp

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thảo

 

LỜI MỞ ĐẦU

Đã bao giờ trong cuộc đời bạn thổn thức tiếng lòng khi bất chợt nghe ai đó cất vang bài hát về quê hương, khúc ca về xứ sở? Hai tiếng quê hương được gọi tên nghe thiêng liêng và thân thương đến kì lạ. Đó là nơi ghi dấu bao kỷ niệm của một thời thả diều bắt bướm, nơi bình yên của một thời thơ dại, và ở nơi đó- nơi có những con người mà ta yêu quý, là ông bà, là cha mẹ, là anh chị em… là gia đình đã cho ta yêu thương và nuôi ta khôn lớn thành người.

Tạo hóa sinh ra ta và cho ta những trải nghiệm riêng về cuộc sống. Hẳn rằng trong cái thế giới mênh mông ấy sẽ có người tự hào và hạnh phúc biết bao nhiêu khi nhắc đến những cái tên thân thương của những người sống xung quanh mình, và ngược lại. Trong cái thế giới mà sự công bằng không phải lúc nào cũng tồn tại một cách rõ ràng, có những con người đau đớn, xót xa, họ gào thét bởi sự tàn nhẫn của cuộc đời: “ …Tại sao sinh em ra trong cuộc đời, mà sao không cho em tình người, em nào có tội tình chi?..”. Đó là những đứa bé bị bỏ rơi, là những đứa bé mồ côi cha mẹ, hoặc cũng có thể là những em bé có gia đình, có cha mẹ những chúng lại là nạn nhân của nạn bạo hành…

Ngày nay, khi xã hội phát triển, nhu cầu của con người cũng ngày một tăng cao, chất lượng cuộc sống được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên những nổi cộm trong thời gian vừa qua về lĩnh vực giáo dục trẻ em như hồi trống đánh thức quan tâm của toàn xã hội giành cho trẻ- những mầm non tương lai, những chủ nhân trẻ của xã hội.

[embeddoc url=”https://tuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/NGUYEN-THI-THAO-TLHK01-0856160070.docx” download=”all” viewer=”microsoft”]

Trả lời

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN


Tiến sĩ tâm lý lâm sàng Ngô Xuân Điệp đã có 10 năm thăm khám trị liệu tâm lý tại khoa tâm lý, Bv nhi đồng 2 và 12 năm là giảng viên tại khoa tâm lý – Đai học Khoa học và Xã Hội Nhân Văn. Kinh nghiệm 22 năm thăm khám, đánh giá và can thiệp trẻ tự kỷ.