Tóm tắt sách: Tâm lý trẻ em hiểu theo phân tâm học

Tác giả: BS Nguyễn Khắc Viện

Trẻ em bất kỳ nước nào cũng thích đọc truyện cổ tích, dù nó là những câu chuyện rất “hoang đường” (tiên, bụt,..), nhiều câu chuyện còn mang tính bạo lực, giết chóc…Đến ngày nay, niềm ham thích đó vẫn không thay đổi và không có gì thay thế được.

Ông Bruno Bettelheim cho rằng lí do của việc trên vì truyện cổ tích đáp ứng những tâm tư, nguyện vọng của trẻ em.

Theo phân tâm học thì cái “tâm” của trẻ em tức là trí khôn, tính tình nhân cách được hình thành qua một quá trình dài và phức tạp với nhiều mâu thuẫn và thắc mắc.

Cái “tâm” của con người bao gồm hai phần là ý thức và vô thức, trong đó vô thức quyết định một phần lớn về hành vi tình cảm của chúng ta.

Con người sinh ra mang sẵn những bản năng, nhu cầu sinh lí cần được thõa mãn, nó chính là xung năng thôi thúc con người. Nếu được thõa mãn sẽ tạo ra những khoái cảm và ngược lại cảm thấy hụt hẫng, khó chịu khi không được thõa mãn. Điều này ảnh hưởng lớn đến tâm lý người

Nhân cách con người khi hình thành gồm có: cái ấy, cái tôi và cái siêu tôi.

Theo phân tâm học thì trẻ em ngay từ đầu những dục vọng, nhục dục đã mang màu sắc tính dục. Qua từng giai đoạn phát triển thì sẽ vùng khoái cảm và phương thức khoái cảm đặc trưng cho sắc thái tính dục.[embeddoc url=”https://tuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/tGm-l_-h_c-gia-_nh-nhm-1.docx” download=”all” viewer=”microsoft”]

Trả lời

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN


Tiến sĩ tâm lý lâm sàng Ngô Xuân Điệp đã có 10 năm thăm khám trị liệu tâm lý tại khoa tâm lý, Bv nhi đồng 2 và 12 năm là giảng viên tại khoa tâm lý – Đai học Khoa học và Xã Hội Nhân Văn. Kinh nghiệm 22 năm thăm khám, đánh giá và can thiệp trẻ tự kỷ.