Tóm tắt sách: Trẻ em và gia đình – những quan hệ đầu tiên

Tác giả: Donad Winnicott

Người dịch: Bs Vũ Thị Chín

Donad Winnicott  sinh ngày 07 tháng 4 năm 1896, mất ngày 28 tháng 1 năm 1971 tại Plymouth (một thị trấn đơn nhất trên bờ biển phía nam của quận Devon, phía tây nam của London, Anh). Ông là một bác sĩ nhi khoa và là nhà tâm lý học theo trường phái Phân tâm học với lý thuyết “Quan hệ đối tượng”, và ông cũng là một thành viên quan trọng của Hội phân tâm học Anh.

Sau Freud, D.W. Winnicott, một bác sĩ phân tâm chuyên trách về nhi đồng, một người gốc Anh sinh ra tại Ấn Độ, qua nghiên cứu của mình ông đã cho phép chúng ta thấy được “con đường tất yếu để làm người”, làm chủ thể phải xuất phát từ quan hệ Mẹ Con.

Theo ông: “Người Mẹ là bài học đầu tiên và cơ bản nhất cho phép đứa con kiến dựng một nhân cách vững mạnh. Chính người Mẹ tạo điều kiện thuận lợi cho đứa con chuyển hóa từ từ, trên con đường thành nhân, với bảy hình thái khác nhau.

Tư tưởng của D.W. Winnicott được tóm lược trong những điểm sau đây:

Thứ nhất, sự có mặt tích cực của người Mẹ – hay là một người thay thế Mẹ – bên cạnh đứa con là con đường tất yếu, phải có, trong ba năm đầu đời, để đứa con có cơ năng trở thành một chủ thể tự tồn, độc lập vào tuổi thành nhân. Từ được dùng trong tiếng Anh là “Self” có nghĩa là một nhân cách vững vàng, nguyên chất. “False self”, trái lại, là nhân cách “trình diễn”, giả tạo, bắt chước. Chỉ là lớp sơn ở bề mặt. Không phải là thực chất, thực hiệu.

Thứ hai, ngay lúc đầu, nhất là vào lứa tuổi từ hai tháng trở lên, khi đứa bé có khả năng “sống một mình, chơi một mình” trong một vài khoảnh khắc, tách rời ra khỏi vòng tay ôm của mẹ, đó là dấu hiệu cụ thể, khách quan và rõ ràng cho chúng ta thấy : đứa bé đang ở trên tiến trình học tập trưởng thành. “Khả năng sống một mình” trong tiếng Anh của D.W. Winnicott là “To be there”. Cách nói này bao gồm hai yếu tố : To be : có mặt, hiện hữu một cách tích cực, như một chủ thể độc lập. Tuy nhiên, khả năng ấy còn rất hạn hẹp, lệ thuộc vào điều kiện thời gian và không gian, được diễn tả trong trạng từ “There”, ở đó

Thứ ba, theo ông điều kiện do bà mẹ tạo nên. Sở dĩ đứa con bắt đầu biết sống một mình, làm chủ thể, là nhờ bà mẹ đã và đang có mặt tích cực với nó, từ ngày nó mới sinh ra. Mỗi lần đứa bé sơ sinh từ từ đi ra khỏi giấc ngủ triền miên, suốt ngày … nó vừa mở mắt, bà mẹ đã có đó, to be there. Nhờ đó, nó học nhìn, học nghe, học tiếp xúc …Nó đã có khả năng làm người, nó đã có mặt như một chủ thể, trong lúc ấy, trong không gian ấy, với điều kiện ấy, to be there. Nhờ mẹ có mặt với con, cho nên đứa con sẽ từ từ có mặt như một chủ thể sinh động trong cuộc đời làm người. Nhờ mẹ tạo điều kiện cho phép nó chủ động, học làm người, nó mới có khả năng thành người.

Thứ bốn, để giúp bà mẹ hiểu được một cách rõ ràng cụ thể bà phải “làm” những gì, khi có mặt một cách tích cực với đứa con, D.W. Winnicott đã đề xuất ba chiều hướng tác động, ba hình thức quan hệ với đứa con. Đó là Holding, Handling và Object presenting. Nói được đây là ba cách bà mẹ thuyên giải cuộc sống làm người của đứa con, để giúp con có khả năng thành người.

Ông bắt đầu sự nghiệp của mình như là bác sĩ nhi khoa và sử dụng kinh nghiệm của mình với trẻ để phát triển ý tưởng sáng tạo của ông. Ông đã có những đóng góp to lớn và lâu dài cho lý thuyết phân tâm học, đặc biệt là trong hệ thống của Lý thuyết quan hệ đối tượng, bắt nguồn tự lý thuyết của Melanie Klein. Giống như Fairbairn, Winnicott đưa ra khái niệm về các mối quan hệ với cha mẹ ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý trẻ em. Theo ông một đứa trẻ tự phát triển, lành mạnh, đúng nghĩa khi người mẹ phải là một “người mẹ đủ tốt”, liên quan đến những “mối bận tâm chính của mẹ”.

Theo cách nhìn của tác giả Donald Winnicott, nhờ được bồng bế thương yêu nhờ  được cư xử và  đối  đãi như một con người quan trọng, có giá trị (Handling), cũng như nhờ được nuôi nấng, dạy dỗ theo từng cấp độ phát triển và tăng trưởng (Object presenting), một đứa bé mới có khả năng từ từ trở thành một con người tự tin. Khi lớn khôn, nó sẽ ý thức mình là con người có giá trị, được thương yêu và kính trọng. Đồng thời, tùy vào những giai đọan học tập và phát triển, nó sẽ hội nhập những kỹ năng, nghĩa là biết làm, biết sống, biết tiếp xúc và trao đổi, biết thích ứng với mỗi người và mỗi hoàn cảnh, trong đời sống giao tế.

Trong lăng kính ấy, khi tự tin, tôi biết : Tôi là ai ? Tôi xuất phát từ đâu ? Tâm điểm của cuộc đời tôi là gì ? Ở vào vị trí hiện tại, tôi có những khả năng và khuyết điểm nào? Tôi có những ước mơ và hoài bảo như thế nào ? Để biến ước mơ thành hiện thực, tôi cần thực hiện những động tác cụ thể nào ? Và khi hoạt động, tôi biết đánh giá những thành quả khách quan theo ba chiều hướng : Trường hợp tôi thành công, tôi biết rõ con đường cần tiếp tục đi tới là đâu. Khi thất bại, tôi biết chuyển hướng như thế nào. Khi sai lầm, tôi biết can đảm dừng lại, rút tỉa những bài học và kinh nghiệm. Nói tóm lại, trong quan hệ giữa người với người, tôi chỉ lo tập luyện làm người về phía tôi. Tôi không đánh mất tính người và tình người, cho dù người bên kia chưa làm người.

[embeddoc url=”https://tuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/bìa-ch■nh-phụ.docx” download=”all” viewer=”microsoft”]

[embeddoc url=”https://tuongminhcenter.edu.vn/wp-content/uploads/2018/05/noi-dung-chinh.docx” download=”all” viewer=”microsoft”]

Trả lời

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN


Tiến sĩ tâm lý lâm sàng Ngô Xuân Điệp đã có 10 năm thăm khám trị liệu tâm lý tại khoa tâm lý, Bv nhi đồng 2 và 12 năm là giảng viên tại khoa tâm lý – Đai học Khoa học và Xã Hội Nhân Văn. Kinh nghiệm 22 năm thăm khám, đánh giá và can thiệp trẻ tự kỷ.