Cặp sinh đôi L. và S. được 18 tháng ba mẹ nhận thấy dấu hiệu bất thường đưa con đi khám thì phát hiên họ bị chậm phát triển ngôn ngữ nghiêm trọng. Đôi khi L. thể hiện những hành vi kỳ lạ, như vỗ tay, cả hai không thể hoàn thành những công việc đơn giản như cởi tất hay dùng nĩa. Vài tháng sau, cặp song sinh được chẩn đoán chính thức mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Các rối loạn phổ tự kỷ được đặc trưng bởi ba đặc trưng cốt lõi: các vấn đề liên quan đến xã hội; khó giao tiếp với ngôn ngữ; và các kiểu hành vi, hoạt động hoặc sở thích mang tính hạn chế, rập khuôn lặp đi lặp lại. Nhờ phát hiện can thiệp sớm và được theo học tại trường chuyên biệt, cặp sinh đôi được áp dụng liệu pháp dựa trên bằng chứng sử dụng hệ thống khen thưởng để khuyến khích hành vi phù hợp và loại bỏ hành vi không phù hợp. Một năm sau, cả hai cô bé đều tiến bộ rõ rệt về khả năng nói và khả năng lắng nghe, hợp tác với sự hướng dẫn và học hỏi. Ngay khi phát hiện con có những biểu hiện bất thường thì cha mẹ bắt đầu cho trẻ đi chẩn đoán và can thiệp càng sớm thì càng tốt.

Bộ não “mềm dẻo”

Lý do của việc chú trọng can thiệp sớm (khoảng từ 2 đến 5 tuổi) rất đơn giản: do tính linh hoạt của hệ thần kinh, hoặc khả năng hình thành các kết nối mới của não đang thay đổi. Giám đốc Trung tâm Tự kỷ và các rối loạn phát triển khác của Viện Kennedy Krieger ở Baltimore, là Tiến sĩ Lord giải thích: “Chúng tôi biết rằng can thiệp sớm có thể thay đổi chức năng não và sự phát triển của não. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ tự kỷ được trị liệu từ 20 giờ một tuần trở lên trong thời thơ ấu có điểm số phát triển cao hơn so với những đứa trẻ tự kỷ đồng lứa được điều trị ít hoặc không được điều trị. Theo phương pháp can thiệp phân tích hành vi ABA, các chuyên gia yêu cầu trẻ cần được can thiệp khoảng 40 giờ một tuần để mang lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ.

Cải thiện mức độ tự kỷ?

Tiến sĩ Lord nói: “Mọi người đều tin rằng chúng ta chẩn đoán được chứng tự kỷ càng sớm thì càng có cơ hội cải thiện. Tuổi nào thì được xem là phát hiện sớm? Để tìm hiểu, Tiến sĩ. Lord, Landa và những người khác đang quan tâm tới anh chị em của trẻ tự kỷ, những người có nguy cơ mắc hội chứng này tăng 20 lần so với anh chị em của trẻ không mắc chứng tự kỷ. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể theo dõi những anh chị em đó từ khi sinh ra và chẩn đoán khi trẻ được 1 tuổi? Liệu can thiệp sớm khi 12 hoặc 14 tháng có làm chậm hoặc thậm chí đảo ngược sự tiến triển của bệnh không? Một số anh chị em của trẻ tự kỷ sau này có một số nét của hội chứng tự kỷ như: thụ động, không có khả năng ngồi độc lập, trương lực cơ thấp, các vấn đề về khả năng vận động thô.

Bạn thiết kế chương trình can thiệp nào cho trẻ 1 tuổi?
Kết hợp giảng dạy cho cả trẻ em và cha mẹ. Tại Kennedy Krieger, chương trình dành cho trẻ một tuổi có ba mục tiêu chính: củng cố khả năng cảm xúc của cha mẹ để đối phó với một đứa trẻ có nhu cầu đặc biệt; dạy cha mẹ cách chơi và tương tác với con của họ để tăng cường các kỹ năng phù hợp; phát triển xã hội hóa và kỹ năng giao tiếp của trẻ thông qua môi trường nhà trẻ. Tiến sĩ Landa cho rằng, “Chúng tôi đang chứng kiến một sự thay đổi đáng kinh ngạc về khả năng tham gia xã hội, giao tiếp và vui chơi của trẻ và một sự thay đổi lớn ở các bậc cha mẹ.
Di truyền của chứng tự kỷ
Không thể biết nguyên nhân gây ra chứng tự kỷ, rõ ràng là chứng rối loạn này có một thành phần di truyền mạnh mẽ. Tỷ lệ cao hai trẻ cùng tự kỷ ở những trẻ em sinh đôi và anh chị em của trẻ tự kỷ. Có những gen này không có nghĩa là một đứa trẻ sẽ bị tự kỷ; nhưng sự tương tác giữa các gen và môi trường kích hoạt làm thay đổi các gen, hoặc làm tắt một số gen nhất định và các gen khác, có thể góp phần gây ra bệnh. Nhiều tương tác trong số đó có thể xảy ra trong bụng mẹ. Đặc điểm của Tự kỷ theo độ tuổi.

Có thể quan sát được từ 6–12 tháng:

Có thể quan sát được từ 9–14 tháng:

Có thể quan sát ở 20–24 tháng:

Can thiệp sớm: Tất cả về điều gì?

Các chuyên gia về chứng tự kỷ đồng ý rằng nên bắt đầu can thiệp sớm và can thiệp nên được thiết kế để phù hợp với trẻ hơn là ép trẻ vào một mô hình cụ thể, Mark Mintz, M.D. Phát hiện sớm các rối loạn tâm lý để đưa trẻ đi chẩn đoán và can thiệp kịp thời là một vấn đề cực kỳ quan trọng và có tính quyết định đối với tương lai của trẻ. Vì đối với những trẻ tự kỷ, chúng ta phải chạy đua thời gian trong việc phát hiện sớm và can thiệp sớm, đây là “thời gian vàng từ 1,5 đến 5 tuổi” nhằm can thiệp và giáo dục cho trẻ. Một khi tình trạng giao tiếp của trẻ được cải thiện, thì chất lượng quan hệ xã hội và khả năng hòa nhập vào cộng đồng được cải thiện.

Vì lý do đó, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục Hòa nhập Tường Minh sử dụng hành vi trị liệu làm nền tảng cho can thiệp nhằm nâng cao khả năng tương tác xã hội cho trẻ. Ngược lại, nếu trẻ có các rối loạn tâm lý mà không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ mất đi cơ hội can thiệp sớm cũng như về lâu dài trẻ không thể hòa nhập vào xã hội.

(Biên soạn: Nhóm chuyên gia Trung tâm giáo dục Tường Minh)

Trả lời

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN


Tiến sĩ tâm lý lâm sàng Ngô Xuân Điệp đã có 10 năm thăm khám trị liệu tâm lý tại khoa tâm lý, Bv nhi đồng 2 và 12 năm là giảng viên tại khoa tâm lý – Đai học Khoa học và Xã Hội Nhân Văn. Kinh nghiệm 22 năm thăm khám, đánh giá và can thiệp trẻ tự kỷ.