Tăng động giảm chú ý (Attention Deficit/Hyperactivity Disorder- ADHD) là rối loạn thường gặp ở trẻ và đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Hiện nay, việc trẻ em tiếp xúc với nhiều những nguồn thông tin khác nhau, không có tính chọn lọc, bảo vệ cũng như thiếu sự quan tâm từ các bậc cha mẹ đã khiến tình trạng bệnh của trẻ có xu hướng phức tạp và trầm trọng hơn. Chính vì vậy nhận biết những dấu hiệu tăng động giảm chú ý ở trẻ để điều trị sớm là điều vô cùng quan trọng đối với các bậc phụ huynh nói riêng cũng như toàn xã hội nói chung.

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là gì? 

Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention Deficit Hyperactivity Disorder, ADHD) là bệnh rối loạn phát triển thần kinh có những dấu hiệu đặc trưng như: mất tập trung chú ý, bốc đồng và hiếu động quá mức so với lứa tuổi của người mắc bệnh. Bệnh có thể gây ảnh hưởng nhiều đến việc học, vì trẻ khó có thể tập trung nên từ đó dẫn đến kết quả học tập kém. Hơn thế, tỷ lệ mắc bệnh ở bé trai tăng gấp 3 lần so với bé gái ở cùng lứa tuổi. Dạng rối loạn này có khả năng xảy ra ở trẻ em cao nhiều hơn so với người lớn. Độ tuổi phát bệnh vào khoảng 8 – 11 tuổi.

*ADHD có 3 dạng như sau:

– Rối loạn về hiếu động – bốc đồng: Người mắc sẽ có triệu chứng dạng hiếu động, bốc đồng quá mức so với bình thường.

– Độ chú ý giảm: Triệu chứng nổi bật của người rối loạn tăng động chú ý thường là ít chú ý đến sự vật, hiện tượng xung quanh mình.

– Dạng kết hợp hiếu động – bốc đồng và giảm chú ý: Đây là trường hợp còn lại của nhóm  ADHD vì dạng này có cả triệu chứng của việc hiếu động quá mức và độ chú ý bị giảm mạnh.

* Trẻ có các dấu hiệu điển hình của tăng động giảm chú ý thường gặp như:

1. Trẻ hiếu động quá mức:

2. Kém tập trung chú ý

3. Trẻ hay cáu giận và dễ nổi nóng

Trẻ tăng động sẽ rất dễ cáu giận, nổi nóng và khó kiềm chế được cảm xúc. Vì thế, trẻ thường gắt gỏng, giận hờn không lý do, có thể dẫn đến những cãi vã, xô xát, hơn thế là đánh bạn hoặc làm vậy với chính những người thân trong gia đình. Những lý do trên khiến trẻ bị cô lập, xa lánh và không có bạn bè khi ở trường.

4. Trẻ bất cẩn, hấp tấp, vội vàng

5. Trẻ chậm nói

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là một trong những dấu hiệu của rối loạn tăng động giảm chú ý. Các nghiên cứu cho biết, vùng thùy trán – nơi quyết định đến việc tạo ra lời nói ở trẻ tăng động giảm chú ý thường nhỏ hơn lượng máu được vận chuyển đến thùy trán cũng ít hơn. Hơn thế, thùy trán còn là nơi kiểm soát các chức năng khác như hành vi, lập kế hoạch, động lực, trí nhớ ngắn hạn và duy trì sự tập trung. Vì vậy, đây chính là dấu hiệu điển hình ở trẻ tăng động giảm chú ý.

*Nguyên nhân mắc phải ADHD

Trẻ mắc ADHD sẽ có những điểm chung là thiếu hụt chức năng điều hành của não bộ, bởi những nguyên nhân sau:

1.Gặp bất thường về cấu trúc não

Kích thước của một số khu vực vỏ não trước trán, vùng nhân đuôi và tiểu não ở trẻ mắc chứng tăng động có một sự khác biệt nhỏ hơn so với bình thường.

2. Do thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh trong não

Chủ yếu là do thiếu GABA (gamma aminobutyric acid) – đây là một chất dẫn truyền ức chế vô cùng quan trọng.

3. Yếu tố di truyền

Nếu gia đình đã từng có người bị mắc chứng tăng động giảm chú ý thì trẻ sinh ra sẽ có tỷ lệ mắc hội chứng này cao hơn bình thường. Trong một cặp song sinh nếu một trẻ bị tăng động thì có đến 90% trẻ còn lại  có thể cũng bị bệnh này.

Hơn thế, một số yếu tố cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng này ở trẻ như: Tỷ lệ mắc ở bé trai cao hơn bé gái, chế độ ăn thiếu hụt các dưỡng chất (acid béo, kẽm, nhạy cảm với đường).

4.Yếu tố khác

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ lạm dụng  các chất kích thích như: rượu, bia, ma túy, thuốc lá,… hoặc trẻ bị nhẹ cân khi sinh ra, tiếp xúc với chì trước 6 tuổi thì nguy cơ trẻ mắc chứng rối loạn sẽ cao hơn những trẻ bình thường khác.

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là bệnh mãn tính nó ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ em và tiếp diễn cho đến tuổi trưởng thành. Trẻ bị ADHD cũng  phải đấu tranh với lòng tự trọng thấp, gặp rắc rối lớn với các mối quan hệ xã hội, không có quan hệ bạn bè . Thậm chí, thành tích học tập rất kém ở trường. Các triệu chứng sẽ giảm dần khi lớn tuổi. Nhưng ở một số người không khỏi được mà chỉ giảm nhẹ được các triệu chứng bệnh. Vì vậy, trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý cần được gia đình, bạn bè và nhà trường quan tâm nhiều hơn. Để các em sớm khỏi bệnh, được vui chơi hòa đồng với các bạn cùng trang lứa, sớm tiếp thu kiến thức kịp với các bạn,….

TÀI LIỆU THAM KHẢO :

[1]” Danielson ML, Bitsko RH, Ghandour RM, et al: Tỷ lệ chẩn đoán ADHD do cha mẹ báo cáo và điều trị liên quan ở trẻ em và thanh thiếu niên Hoa Kỳ, 2016. J Clin Child Adolescent Psychology 47.

[2] Stephen Brian Sulkes , MD, Golisano Children’s Hospital at Strong, University of Rochester School of Medicine and Dentistry; tổng duyệt tháng 4, 2020:

Trả lời

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN


Tiến sĩ tâm lý lâm sàng Ngô Xuân Điệp đã có 10 năm thăm khám trị liệu tâm lý tại khoa tâm lý, Bv nhi đồng 2 và 12 năm là giảng viên tại khoa tâm lý – Đai học Khoa học và Xã Hội Nhân Văn. Kinh nghiệm 22 năm thăm khám, đánh giá và can thiệp trẻ tự kỷ.