MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG NHẬN THỨC CỦA TRẺ TỰ KỶ

Nhận thức có liên quan đến khả năng hiểu và nhận biết của chúng ta về môi trường. Trong năm đầu tiên của cuộc sống trẻ “bình thường” học những dồ vật liên quan đến trọng lượng, kích cỡ, mùi vị và cảm giác. Trong khoảng 18 đến 24 tháng, trẻ bắt đầu phát triển trí tưởng tượng và có thể giả vờ. Từ 2 tuổi đến 7 tuổi, trẻ trở nên giỏi suy nghĩ với những thuật ngữ trừu tượng và không cần nhìn hoặc sờ đồ vật lâu hơn để nhận biết nó. Suốt thời thơ ấu, phát triển nhận thức ảnh hưởng sâu sắc đến phát triển các lĩnh vực khác nhau, nhưng đặc biệt là khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ. Trái lại, trẻ tự kỷ có một rối loạn phát triển thần kinh có cơ sở di truyền học rõ ràng. Hội chứng này được đặc trưng bởi một kiểu loại hành vi bao gồm sự suy giảm (về) chất lượng trong phát triển ngôn ngữ, kỹ năng truyền đạt, tương tác xã hội, tưởng tượng và vui chơi. Đa số trẻ tự kỷ có một số bất thường về khả năng nhận thức. Sự vận hành của trí tuệ biểu hiện các mức độ khác nhau từ chậm phát triển đến khả năng phát triển vượt trội trong một vài lĩnh vực.
Từ khóa: tự kỷ, trẻ tự kỷ, khả năng nhận thức, phát triển nhận thức, ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp.

Các bài bào cáo khoa học tại hội thảo trẻ tự kỷ tai BV Nhi dong 1

1. Cách tiếp cận trẻ tự kỷ dựa trên cộng đồng (tải về tại đây:http://www.nhidong1.net/Documents/PDF290408/Doc/1%20-%20BS%20Thanh1.pdf 2. Quá trình phát hiện sớm rối loạn tự kỷ tại Úc (tải về tại đây:http://www.nhidong1.net/Documents/PDF290408/Doc/2-Margot.pdf 3. Rối nhiễu tâm trí ở trẻ em và cách phòng chống (tải về tại đây:http://www.nhidong1.net/Documents/PDF290408/Doc/3%20-%20Roi%20nhieu%20tam%20tri%20tre%20em-Hanoi.pdf 4. Tìm hiểu một số yếu tố gia đình và hành […]

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN


Tiến sĩ tâm lý lâm sàng Ngô Xuân Điệp đã có 10 năm thăm khám trị liệu tâm lý tại khoa tâm lý, Bv nhi đồng 2 và 12 năm là giảng viên tại khoa tâm lý – Đai học Khoa học và Xã Hội Nhân Văn. Kinh nghiệm 22 năm thăm khám, đánh giá và can thiệp trẻ tự kỷ.