VAI TRÒ CỦA ĐỒ CHƠI ĐỐI VỚI TRẺ

Trẻ nhỏ có rất nhiều cơ hội để học tập và khám phá thông qua hoạt động vui chơi hàng ngày. Trong đó đồ chơi là thử không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ. Thông qua đồ chơi trẻ có thể tìm tòi, khám phá, thao tác với các đồ chơi… qua đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về cả tư duy lẫn trí tuệ. Những món đồ chơi thích hợp sẽ giúp trẻ vận động trí não tốt hơn. Không những thế, đồ chơi còn giúp các bé vận động linh hoạt hơn, rèn luyện trí nhớ và sự khéo léo của đôi bàn tay. Vì vậy, chúng ta có thể thấy rõ được vai trò quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em và việc cho trẻ sử dụng những món đồ chơi để kích thích và giúp trẻ phát triển trí tuệ đã không còn quá xa lạ. 

TỔNG HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU TRẺ TỰ KỶ

Do bệnh tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển lan toả, là bệnh không khu trú vào một lĩnh vực cụ thể nào, thể hiện sự rối loạn toàn diện các mặt trong đời sống tâm lý con người. Khi mà các bác sỹ tâm thần vẫn chưa tìm ra phương thuốc trị liệu hữu hiệu thì các nhà tâm lý, nhà giáo dục học, vật lý trị liệu, chỉnh âm, tâm vận động…tham gia trị liệu đã đem lại nhiều kết quả đáng khích lệ. Sau đây là một số phương pháp đã từng được áp dụng trong trị liệu trẻ tự kỷ trên thế giới và Việt Nam. Theo quan niệm trước đây, trẻ tự kỷ chỉ được chữa trị một phương pháp hay một số phương pháp theo quan điểm của những người trị liệu trực tiếp trên trẻ (người theo một phương pháp nào đó) hay cha mẹ chúng. Ngày nay, do có nhiều chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng quan tâm đến chứng tự kỷ nên đã xuất hiện nhiều phương pháp trong việc điều trị. Với quan điểm hiện tại, trị liệu trẻ tự kỷ nên kết hợp nhiều phương pháp khác nhau tuỳ theo khả năng, mức độ và giai đoạn và sự tiến triển bệnh của trẻ. Mục đích bài tham luận này cung cấp một cách toàn diện hệ thống các phương pháp trị liệu trẻ tự kỷ hiện hành, giúp các bậc phụ huynh và những nhà chuyên môn có cách nhìn khái quát về nội dung, phương pháp cũng như cách thức tiến hành.

MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG NHẬN THỨC CỦA TRẺ TỰ KỶ

Nhận thức có liên quan đến khả năng hiểu và nhận biết của chúng ta về môi trường. Trong năm đầu tiên của cuộc sống trẻ “bình thường” học những dồ vật liên quan đến trọng lượng, kích cỡ, mùi vị và cảm giác. Trong khoảng 18 đến 24 tháng, trẻ bắt đầu phát triển trí tưởng tượng và có thể giả vờ. Từ 2 tuổi đến 7 tuổi, trẻ trở nên giỏi suy nghĩ với những thuật ngữ trừu tượng và không cần nhìn hoặc sờ đồ vật lâu hơn để nhận biết nó. Suốt thời thơ ấu, phát triển nhận thức ảnh hưởng sâu sắc đến phát triển các lĩnh vực khác nhau, nhưng đặc biệt là khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ. Trái lại, trẻ tự kỷ có một rối loạn phát triển thần kinh có cơ sở di truyền học rõ ràng. Hội chứng này được đặc trưng bởi một kiểu loại hành vi bao gồm sự suy giảm (về) chất lượng trong phát triển ngôn ngữ, kỹ năng truyền đạt, tương tác xã hội, tưởng tượng và vui chơi. Đa số trẻ tự kỷ có một số bất thường về khả năng nhận thức. Sự vận hành của trí tuệ biểu hiện các mức độ khác nhau từ chậm phát triển đến khả năng phát triển vượt trội trong một vài lĩnh vực.
Từ khóa: tự kỷ, trẻ tự kỷ, khả năng nhận thức, phát triển nhận thức, ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp.

HIỂU THÊM VỀ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD)

Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention Deficit Hyperactivity Disorder, ADHD) là bệnh rối loạn phát triển thần kinh có những dấu hiệu đặc trưng như: mất tập trung chú ý, bốc đồng và hiếu động quá mức so với lứa tuổi của người mắc bệnh. Bệnh có thể gây ảnh hưởng nhiều đến việc học, vì trẻ khó có thể tập trung nên từ đó dẫn đến kết quả học tập kém. Hơn thế, tỷ lệ mắc bệnh ở bé trai tăng gấp 3 lần so với bé gái ở cùng lứa tuổi. Dạng rối loạn này có khả năng xảy ra ở trẻ em cao nhiều hơn so với người lớn. Độ tuổi phát bệnh vào khoảng 8 – 11 tuổi.

KHÓ KHĂN TÂM LÝ KHI BA MẸ CÓ CON TỰ KỶ

Trên cuộc đời này, không có hai cá thể nào hoàn toàn giống nhau. Mỗi người sinh ra đều đặc biệt nhất, có ý nghĩa nhất với cha mẹ. Trên tất cả, tình yêu thương của cha mẹ sẽ là động lực để gia đình vượt qua được những khó khăn trong quá trình đón nhận chuẩn đoán và can thiệp cho trẻ. Vì thế, với sự quan tâm của phụ huynh khi đưa con em đến khám tại những cơ sở chuyên môn sẽ là yếu tố quyết định trong việc giúp nhận diện khó khăn ở trẻ và có những biện pháp can thiệp phù hợp, kịp thời cũng như hỗ trợ cho thân nhân một cách toàn diện nhất.

LỢI ÍCH KHI CHO TRẺ CAN THIỆP SỚM

Lý do của việc chú trọng can thiệp sớm (khoảng từ 2 đến 5 tuổi) rất đơn giản: do tính linh hoạt của hệ thần kinh, hoặc khả năng hình thành các kết nối mới của não đang thay đổi. Giám đốc Trung tâm Tự kỷ và các rối loạn phát triển khác của Viện Kennedy Krieger ở Baltimore, là Tiến sĩ Lord giải thích: “Chúng tôi biết rằng can thiệp sớm có thể thay đổi chức năng não và sự phát triển của não. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ tự kỷ được trị liệu từ 20 giờ một tuần trở lên trong thời thơ ấu có điểm số phát triển cao hơn so với những đứa trẻ tự kỷ đồng lứa được điều trị ít hoặc không được điều trị. Theo phương pháp can thiệp phân tích hành vi ABA, các chuyên gia yêu cầu trẻ cần được can thiệp khoảng 40 giờ một tuần để mang lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ…

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG DÀNH CHO TRẺ TỰ KỶ

Mặc dù trẻ nhỏ thường kén ăn nhưng nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ cho thấy sự kén chọn ở trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ (ASD) có thể còn dữ dội hơn rất nhiều. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng […]

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THIỀN VÀ YOGA TRONG CAN THIỆP TRẺ TỰ KỶ

Cùng trải nghiệm một buổi học Thiền và Yoga dành cho Trẻ tự kỷ tại Trung tâm giáo dục Tường Minh (Tên cũ là trường chuyên biệt Bim Bim). Phương pháp trị liệu giúp cho Trẻ học cách tập trung, lắng nghe và cảm nhận cơ thể dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Với […]

ĐÀO TẠO “CÁC MỨC ĐỘ LƯỢNG GIÁ VÀ ĐỊNH HƯỚNG CAN THIỆP TRẺ TỰ KỶ” NGÀY 17/07/2022 DO BÁC SĨ PHAN THIỆU XUÂN GIANG CHIA SẺ

Nằm trong chuỗi chương trình đào tạo hoạt động giáo dục vào ngày 17/07/2022 – Trung tâm giáo dục Tường Minh đã tổ chức thành công khóa đào tạo “Các mức mức độ lượng giá và định hướng can thiệp trẻ tự kỷ” do Bác sĩ Phan Thiệu Xuân Giang trực tiếp đào tạo. Bác […]

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN


Tiến sĩ tâm lý lâm sàng Ngô Xuân Điệp đã có 10 năm thăm khám trị liệu tâm lý tại khoa tâm lý, Bv nhi đồng 2 và 12 năm là giảng viên tại khoa tâm lý – Đai học Khoa học và Xã Hội Nhân Văn. Kinh nghiệm 22 năm thăm khám, đánh giá và can thiệp trẻ tự kỷ.