Tìm hiểu rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ

37 Đường 2, Khu Đô Thị Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại:
logo
Tìm hiểu rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ
26/09/2024 03:56 PM 174 Lượt xem

    Các báo cáo thống kê cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên có rối loạn phổ tự kỷ (ASD) rất thường gặp vấn đề về giấc ngủ với tỷ lệ từ 50-80 % [1-4], cao hơn nhiều so với tỷ lệ 11-37 % ở trẻ em phát triển bình thường [5-6].

     nhiều bằng chứng nói lên rằng rối loạn giấc ngủ rất phổ biến ở trẻ em mắc ASD [7]. Nghiên cứu dựa trên báo cáo của phụ huynh cho thấy 53% trẻ em từ 2–5 tuổi mắc ASD (n = 89) bị rối loạn giấc ngủ với các biểu hiện khác nhau như mất nhiều thời gian để chìm vào giấc ngủ, thường xuyên thức giữa đêm, hay thức giấc vào sáng sớm [8]. Vấn đề giấc ngủ ở trẻ mắc ASD có nhiều liên hệ đến vấn đề về hành vi hướng nội và hướng ngoại hơn, cũng như kém khả năng phát triển kỹ năng thích ứng [9]. Một nghiên cứu của Goldman và cộng sự chỉ ra rằng trẻ mắc ASD có giấc ngủ kém xuất hiện nhiều hành vi thiếu tập trung, hiếu động thái quá, hành vi hạn chế hoặc hành vi lặp đi lặp lại [10]. Có thể hiểu rằng sự gia tăng những vấn đề phát sinh trên như một hệ quả tất yếu của chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ, khi các bé đã có sẵn những vấn đề cốt lõi về hành vi, cảm xúc và cảm giác.

    Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ

    Vấn đề giấc ngủ thường gặp ở trẻ có rối loạn phổ tự kỷ bao gồm mất ngủ, rối loạn nhịp sinh học, rối loạn hô hấp khi ngủ, rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ và chứng mất ngủ. Nguyên nhân gây ra các rối loạn này đa phần là do các yếu tố sinh học thần kinh, y tế, di truyền, môi trường, hành vi.

    Các nguyên nhân thần kinh sinh học có thể được coi là liên quan đến những bất thường về gen hoặc chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, GABA và melatonin. Các chất dẫn truyền thần kinh là cần thiết để thiết lập chu kỳ ngủ - thức đều đặn, bất kỳ sự suy giảm nào trong quá trình sản xuất ra chúng đều có thể làm gián đoạn giấc ngủ [1]. Melatonin là chất giúp duy trì và đồng bộ hóa nhịp sinh học, trong khi trẻ tự kỷ thường có sự bất thường trong việc sản sinh chất dẫn truyền này [11-13]. Các nguyên nhân y tế gây rối loạn giấc ngủ bao gồm các triệu chứng phổ biến xuất hiện trong rối loạn phổ tự kỷ như động kinh và rối loạn tiêu hóa.

    Hành vi liên quan đến kiểu hình tự kỷ, chẳng hạn như sự kháng cự khi chuyển từ các hoạt động ban ngày sang các hoạt động ban đêm, khó khăn trong việc hiểu những gì được mong đợi vào giờ đi ngủ, và sở thích sử dụng thiết bị điện tử cũng góp phần làm cản trở giấc ngủ [14].

    Ngoài ra, hội chứng chân không yên khi ngủ (RLS) cũng xuất hiện nhiều ở trẻ mắc ASD như một bằng chứng của yếu tố di truyền [15]. Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa RLS với sự thiếu hụt chất sắt và dopamine trong cơ thể [16], [17], đây cũng là tình trạng trẻ tự kỷ hay gặp phải hơn so với dân số chung [18]

    Hệ quả của rối loạn giấc ngủ

    Các vấn đề về giấc ngủ của trẻ mắc ASD cho thấy có mối liên hệ với các hành vi thách thức hơn của trẻ vào ban ngày và ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh cảm xúc. Điều này cũng được xem là có liên quan đến sự gia tăng trạng thái căng thẳng ở mẹ và tình trạng gián đoạn giấc ngủ của cha mẹ.

    Các vấn đề y tế phổ biến ở trẻ như các vấn đề về đường hô hấp trên và các vấn đề về thị lực đã cho thấy có liên quan đến chất lượng giấc ngủ [19]. Việc trẻ hay thức giấc vào ban đêm và ít có mong muốn đi ngủ được chứng minh là liên quan tới tình trạng chán ăn và chậm phát triển thể chất của trẻ [19]. Bên cạnh đó, tăng tính hung hăng, tăng động và khó khăn về mặt xã hội cũng được quan sát thấy do rối loạn giấc ngủ ở trẻ em mắc ASD [20].

    >> Xem thêm bài viết: Hành vi tự làm đau của trẻ tự kỷ

    Thiết lập thói quen ngủ tích cực

    Rối loạn giấc ngủ liên tục và dai dẳng có thể ảnh hưởng xấu đến trẻ, cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình, nên việc giúp trẻ thiết lập và củng cố thói quen ngủ tích cực là vô cùng quan trọng.

    Các phương pháp hành vi để cải thiện giấc ngủ bắt đầu với những thói quen đi ngủ hợp lý, được gọi là vệ sinh giấc ngủ. Vệ sinh giấc ngủ đúng cách bao gồm các hoạt động giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ thông qua việc tạo ra môi trường khuyến khích ngủ như điều chỉnh nhiệt độ trong phòng mát mẻ, đủ tối và loại bỏ việc tiêu thụ caffeine. Đồng thời những sự chuẩn bị này cũng là tín hiệu cho trẻ quen với không gian và thời gian ngủ [21].

    Đánh giá các biến số môi trường có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ như nhiệt độ phòng, đồ trải giường và quần áo ngủ. Một số kết cấu nhất định có thể làm trẻ thư giãn hoặc cũng khiến trẻ dễ thức giấc, làm phiền đến giấc ngủ của trẻ. Xem xét mức độ tiếng ồn, kích thích thị giác trong phòng và cách chúng ảnh hưởng đến trẻ. Xác định được nguyên nhân làm trẻ khó chịu hoặc quá chú ý khiến mất ngủ để chủ động loại bỏ, hoặc thay đổi chất liệu đối với những vật trong phòng ngủ sẽ tạo nên một môi trường an toàn và thư giãn, giúp trẻ dễ ngủ hơn.

    Thói quen trước khi đi ngủ

    Thiết lập thói quen trước khi đi ngủ rất quan trọng đối với hầu hết trẻ em. Lên lịch đi ngủ trực quan và chọn thời gian cụ thể để đi ngủ hợp lý, nhắc nhở và đảm bảo cả gia đình cùng thống nhất và tuân thủ theo thói quen ngủ đã được thiết lập của trẻ. Một thói quen trước khi đi ngủ tốt sẽ giúp dạy trẻ bình tĩnh, thư giãn và sẵn sàng đi ngủ.

    Rèn luyện giấc ngủ

    Sau khi hoàn thành thói quen đi ngủ và trẻ đã ở trên giường của mình nhưng chưa ngủ ngay và không có dấu hiệu cho thấy sẵn sàng đi ngủ, ba mẹ hãy rời khỏi đó và đợi vài phút rồi quay lại phòng trẻ để kiểm tra. Khi kiểm tra, hãy quay lại phòng trẻ và chạm, xoa hoặc tương tác một cách nhẹ nhàng với trẻ. Nhỏ nhẹ nhưng chắc chắn nói "không sao đâu, đến giờ đi ngủ rồi, con ổn mà" hoặc một cụm từ tương tự rồi rời khỏi phòng cho đến lượt kiểm tra tiếp theo, hoặc cho đến khi trẻ ngủ thiếp đi. Cha mẹ cũng cần biết rằng rất có thể hành vi của trẻ sẽ trở nên tệ hơn trong vài ngày hoặc lâu hơn trước khi được cải thiện [22].

    Cân nhắc việc dùng thuốc nếu các phương pháp trên không hiệu quả

    Khi các biện pháp can thiệp hành vi không hiệu quả hoặc chỉ dẫn đến phản ứng một phần, việc tìm đến lời khuyên của bác sĩ và chuyên gia trong ngành về sử dụng thuốc giúp sản sinh melatonin và các chất dẫn truyền thần kinh khác cho trẻ cũng là một phương án nên được cân nhắc, nhưng không phải trẻ nào cũng phù hợp [23, 24].

    Tài liệu tham khảo

    1. F. Cortesi, F. Giannotti, A. Ivanenko, and K. Johnson, “Sleep in children with autistic spectrum disorder,” Sleep Medicine, vol. 11, no. 7, pp. 659–664, Jul. 2010, doi: 10.1016/j.sleep.2010.01.010.
    2. “Prevalence of autism spectrum disorder among children aged 8 years - autism and developmental disabilities monitoring network, 11 sites, United States, 2010.,” PubMed, Mar. 2014, [Online]. Available: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24670961
    3. J. L. Couturier, K. N. Speechley, M. Steele, R. Norman, B. Stringer, and R. Nicolson, “Parental perception of sleep problems in children of normal intelligence with pervasive developmental disorders: Prevalence, severity, and pattern,” Journal of the American Academy of Child & Adolescent Psychiatry, vol. 44, no. 8, pp. 815–822, Jul. 2005, doi: 10.1097/01.chi.0000166377.22651.87.
    4. P. Krakowiak, B. Goodlin‐jones, I. Hertz‐picciotto, L. A. Croen, and R. L. Hansen, “Sleep problems in children with autism spectrum disorders, developmental delays, and typical development: a population‐based study,” Journal of Sleep Research, vol. 17, no. 2, pp. 197–206, Jun. 2008, doi: 10.1111/j.1365-2869.2008.00650.x.
    5. M. A. Stein, J. Mendelsohn, W. H. Obermeyer, J. Amromin, and R. Benca, “Sleep and Behavior Problems in School-Aged children,” PEDIATRICS, vol. 107, no. 4, p. e60, Apr. 2001, doi: 10.1542/peds.107.4.e60.
    6. J. A. Owens , A. Spirito, M. McGuinn, C. Nobile C, “Sleep habits and sleep disturbance in elementary school-aged children”, Journal of Developmental and Behavioral Pediatrics, vol. 21, no. 1, pp. 27-36. 2000.
    7. X. Liu, J. A. Hubbard, R. A. Fabes, and J. B. Adam, “Sleep Disturbances and Correlates of Children with Autism Spectrum Disorders,” Child Psychiatry & Human Development, vol. 37, no. 2, pp. 179–191, Sep. 2006, doi: 10.1007/s10578-006-0028-3.
    8. M. Taira, M. Takase, and H. Sasaki, “Sleep disorder in children with autism,” Psychiatry and Clinical Neurosciences, vol. 52, no. 2, pp. 182–183, Apr. 1998, doi: 10.1111/j.1440-1819.1998.tb01018.x.
    9. D. M. Sikora, K. Johnson, T. Clemons, and T. Katz, “The relationship between sleep problems and daytime behavior in children of different ages with autism spectrum disorders,” PEDIATRICS, vol. 130, no. Supplement_2, pp. S83–S90, Nov. 2012, doi: 10.1542/peds.2012-0900f.
    10. S. E. Goldman, K. Surdyka, R. Cuevas, K. Adkins, L. Wang, and B. A. Malow, “Defining the sleep phenotype in children with autism,” Developmental Neuropsychology, vol. 34, no. 5, pp. 560–573, Sep. 2009, doi: 10.1080/87565640903133509.
    11. G. Kulman, P. Lissoni, F. Rovelli, M. G. Roselli, F. Brivio, and P. Sequeri, “Evidence of pineal endocrine hypofunction in autistic children.,” PubMed, vol. 21, no. 1, pp. 31–34, Jan. 2000, [Online]. Available: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11455326.
    12. I. Nir, D. Meir, N. Zilber, H. Knobler, J. Hadjez, and Y. Lerner, “Brief report: Circadian melatonin, thyroid-stimulating hormone, prolactin, and cortisol levels in serum of young adults with autism,” Journal of Autism and Developmental Disorders, vol. 25, no. 6, pp. 641–654, Dec. 1995, doi: 10.1007/bf02178193.
    13. J. Melke et al., “Abnormal melatonin synthesis in autism spectrum disorders,” Molecular Psychiatry, vol. 13, no. 1, pp. 90–98, May 2007, doi: 10.1038/sj.mp.4002016.
    14. O. J. Veatch, A. C. Maxwell-Horn, and B. A. Malow, “Sleep in autism spectrum disorders,” Current Sleep Medicine Reports, vol. 1, no. 2, pp. 131–140, Apr. 2015, doi: 10.1007/s40675-015-0012-1.
    15. V. Dhawan, M. Ali, and K. R. Chaudhuri, “Genetic aspects of restless legs syndrome,” Postgraduate Medical Journal, vol. 82, no. 972, pp. 626–629, Oct. 2006, doi: 10.1136/pgmj.2006.045690.
    16. C. J. Earley et al., “Altered Brain iron homeostasis and dopaminergic function in Restless Legs Syndrome (Willis–Ekbom Disease),” Sleep Medicine, vol. 15, no. 11, pp. 1288–1301, Nov. 2014, doi: 10.1016/j.sleep.2014.05.009.
    17. Y. Dauvilliers and J. Winkelmann, “Restless legs syndrome,” Current Opinion in Pulmonary Medicine, vol. 19, no. 6, pp. 594–600, Sep. 2013, doi: 10.1097/mcp.0b013e328365ab07.
    18. S. Sidrak, T. Yoong, and S. Woolfenden, “Iron deficiency in children with global developmental delay and autism spectrum disorder,” Journal of Paediatrics and Child Health, vol. 50, no. 5, pp. 356–361, Dec. 2013, doi: 10.1111/jpc.12483.
    19. P. G. Williams, L. L. Sears, and A. Allard, “Sleep problems in children with autism,” Journal of Sleep Research, vol. 13, no. 3, pp. 265–268, Sep. 2004, doi: 10.1111/j.1365-2869.2004.00405.x.
    20. T. May, K. Cornish, R. Conduit, S. M. W. Rajaratnam, and N. J. Rinehart, “Sleep in High-Functioning Children with Autism: Longitudinal developmental change and associations with behavior Problems,” Behavioral Sleep Medicine, vol. 13, no. 1, pp. 2–18, Nov. 2013, doi: 10.1080/15402002.2013.829064.
    21. A. Porter, “Sleep problems”, Autism spectrum disorders, New York: Oxford University Press, 2011.
    22. P. Devnani and A. Hegde, “Autism and sleep disorders,” Journal of Pediatric Neurosciences, vol. 10, no. 4, p. 304, Jan. 2015, doi: 10.4103/1817-1745.174438.
    23. W. Braam, M. G. Smits, R. Didden, H. Korzilius, I. M. Van Geijlswijk, and L. M. G. Curfs, “Exogenous melatonin for sleep problems in individuals with intellectual disability: a meta‐analysis,” Developmental Medicine & Child Neurology, vol. 51, no. 5, pp. 340–349, Apr. 2009, doi: 10.1111/j.1469-8749.2008.03244.x.
    24. C. Cummings, C. P. Society, and C. P. Committee, “Melatonin for the management of sleep disorders in children and adolescents,” Paediatrics & Child Health, Jun. 2012, doi: 10.1093/pch/17.6.331.