Trẻ tự kỷ cho thấy sự khác biệt rõ rệt về tần suất và bản chất của các hành vi chơi so với các nhóm trẻ khác, bao gồm các hành vi rập khuôn đặc trưng trong khi chơi, sự hạn chế trong trò chơi tưởng tượng hoặc giả vờ, thích chơi một mình, tham gia vào các loại trò chơi lặp đi lặp lại đã chọn như xếp hàng đồ chơi, di chuyển đồ vật từ nơi này sang nơi khác hoặc chơi cùng một đồ chơi mọi lúc, nổi cơn thịnh nộ và/hoặc ăn vạ khi cha mẹ cố gắng lấy lại đồ chơi
Trong nhận thức về trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ (ASD), có những hiểu lầm là tiền đề của các mâu thuẫn cũng như sự khó chịu giữa người lớn và trẻ về sau. Đôi lúc, một số hành vi và thái độ của trẻ mà chúng ta xem là quấy phá, ăn vạ, chống đối, v.v… lại là những cách thức khả thi nhất mà trẻ có thể biểu lộ với chúng ta, nhằm truyền tải một thông điệp gì đó mà không phải cố ý gây hấn hay làm mọi thứ tệ hơn như người lớn vẫn nghĩ.
Ánh mắt (eye gaze) có chức năng kép trong tương tác xã hội - chúng ta có thể vừa nhận thức thông tin từ ánh mắt của người khác, vừa sử dụng ánh mắt của mình để ra hiệu cho đối phương. Vì có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các tương tác xã hội và cho phép trao đổi giao tiếp thành công, nên sự xuất hiện của các kiểu ánh mắt bất thường là một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán được sử dụng nhiều nhất cho trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ (ASD) ngay từ khi còn nhỏ.
Trẻ tự kỷ (ASD) thường gặp khó khăn trong ngôn ngữ và giao tiếp, với 81,9% có rối loạn hành vi giao tiếp bất thường. Biểu hiện khó khăn có thể bao gồm chậm nói, nhại lời và không biết đặt câu hỏi. Mặc dù trẻ có khả năng nghe bình thường nhưng không hiểu ý nghĩa âm thanh, dẫn đến khó khăn trong tương tác xã hội. Nguyên nhân chính có thể liên quan đến từ những hạn chế điển hình của rối loạn phổ tự kỷ, cộng với sự khác biệt sinh học trong não của trẻ ASD.
Người tự kỷ nói chung và trẻ em tự kỷ nói riêng cũng có những điểm mạnh, sở thích, nhu cầu về tâm lý, lòng tự trọng, và mong muốn khám phá trí tuệ của riêng mình. Vai trò của người lớn trong việc đóng góp cho sự phát triển và hòa nhập của trẻ tự kỷ là tạo điều kiện, yêu thương và đồng hành cùng trẻ để trẻ có thể tự khai mở tiềm năng của mình
Khi hiểu cách con phản ứng và có kiến thức để hỗ trợ con cải thiện vấn đề của mình, cha mẹ có thể giảm bớt căng thẳng và lo âu dai dẳng. Việc trị liệu hiệu quả cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ có thể làm giảm bớt một số căng thẳng của cha mẹ, đặc biệt là với những gia đình có trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp và có hành vi thách thức.
Nghiên cứu cho thấy rối loạn phổ tự kỷ (ASD) có liên quan chặt chẽ với hành vi tự làm đau bản thân, với tỷ lệ cao hơn so với những người không mắc ASD. Hành vi này thường xuất hiện như một phương tiện không lời để bày tỏ sự khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc hoặc phản ứng với môi trường. Các yếu tố như rối loạn lo âu, sự căng thẳng từ kích thích môi trường và khó khăn trong xử lý giác quan góp phần vào sự xuất hiện của hành vi tự làm đau. Để hỗ trợ hiệu quả, cần có một phương pháp toàn diện bao gồm đánh giá nguyên nhân cơ bản, điều chỉnh môi trường và áp dụng các chương trình giáo dục như TEACCH vào việc dạy học cho trẻ. Phát triển kỹ năng xã hội và hỗ trợ gia đình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và giảm thiểu hành vi tự làm đau ở trẻ mắc ASD.
Với triết lý cân bằng sự khác biệt của trẻ tự kỷ với với các quy ước xã hội của cộng đồng và văn hóa nói chung, mô hình giảng dạy cấu trúc TEACCH tập trung vào các khác biệt về tư duy, lối học tập, khuôn mẫu hành vi, sự độc đáo và lòng tự trọng của trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ để xây dựng kế hoạch và phương pháp học tập phù hợp.
*Thông tin của bạn sẽ được bảo mật.