Trong thời đại hiện nay hội chứng “Tự kỷ” đã được nhiều người quan tâm và biết đến nhưng vấn đề giải pháp và cải thiện trên thực tiễn vẫn đang còn là điều cần được quan tâm hơn nữa. Đặc biệt là quá trình nhận thức và giao tiếp của trẻ tự kỷ sẽ gặp nhiều vấn đề khó khăn và cần có sự can thiệp của người lớn hỗ trợ để trẻ cải thiện tốt hơn. Vậy “Làm sao để giúp trẻ tự kỷ cải thiện được khả năng giao tiếp?” sẽ là chủ đề mà trung tâm giáo dục Tường Minh muốn chia sẻ cùng phụ huynh qua bài viết dưới đây.

Giao tiếp là nhu cầu sớm nhất của con người từ khi sinh ra đến khi mất đi, đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Giao tiếp luôn là cầu nối giữa con người với con người giúp chúng ta hiểu nhau hơn kể cả trong cuộc sống hay trong công việc. Nhưng vẫn còn một số người sợ hãi sự tương tác với xã hội tự cách ly riêng mình với mọi người và với thế giới bên ngoài hay còn gọi đó là khó giao tiếp. Vì vậy, mặc dù trẻ tự kỷ có rất nhiều biểu hiện của sự rối loạn phát triển nhưng giao tiếp kém lại là vấn đề nổi trội dễ nhận biết nhất là một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong hành vi ứng xử, mối quan mối quan hệ xã hội, tiếp thu văn hóa, đạo đức và chuẩn mực xã hội. Nhờ giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức.

Nhiều nhà tâm lý học cho rằng, nếu không có sự giao tiếp giữa con người thì một đứa trẻ không thể phát triển tâm lý, nhân cách và ý thức tốt được. Chính vì thế trẻ rất cần những kỹ năng giao tiếp để hòa nhập với xã hội. Giao tiếp được chia làm hai loại: Giao tiếp bằng ngôn ngữ giao và giao tiếp phi ngôn ngữ. 

Cả hai khía cạnh này trẻ tự kỷ đều kém hơn so với các bạn đồng trang lứa. Ví dụ về giao tiếp bằng ngôn ngữ trẻ chỉ có thể hiểu và nói được những từ trong phạm vi, thế giới quan mà trẻ cảm thấy hứng thú, đôi khi bé có thể biết đọc sớm nhưng không hiểu mình đang đọc gì. Giao tiếp phi ngôn ngữ thường được thấy khi trẻ ngại giao tiếp với người đối diện bằng mắt, cử chỉ hành động như gật hoặc lắc đầu, không để tâm đến cuộc trò chuyện….

Để cải thiện được khả năng giao tiếp của trẻ trước hết ta cần hiểu được trẻ. So với cùng lứa tuổi, trẻ mắc tự kỷ chậm hơn về khả năng nói, kém tập trung… Bạn cần nắm rõ mức độ phát triển giao tiếp, khả năng nhận thức của trẻ đang ở độ tuổi bao nhiêu, chậm bao nhiêu năm so với tuổi thực để đưa ra liệu trình,phương pháp phù hợp cho bé. Phải biết được sở thích cá nhân của bé (đồ ăn, uống hay đồ chơi, con vật, màu sắc yêu thích…). Trẻ tự kỷ thường có khả năng học thông qua thị giác, trí nhớ không gian tốt nên ta cần sử dụng những công cụ bằng nhìn để dạy.

* Từ những điểm riêng của trẻ, các phương pháp được đưa ra như sau:

Hơn thế người dạy trẻ cũng phải hiểu cách trẻ tự kỷ giao tiếp từ đó đưa ra được các phương pháp để tăng cường giao tiếp với trẻ tự kỷ góp phần giúp trẻ tự kỷ cải thiện được khả năng giao tiếp.

* Một số biện pháp giúp tăng cường giao tiếp với trẻ tự kỷ:

* Ngoài ra, còn có các hoạt động góp phần giúp trẻ tự kỷ cải thiện được khả năng giao tiếp:

Tóm lại, việc cải thiện khả năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ không phải là chuyện một sớm một chiều. Phụ huynh cần kiên trì, nỗ lực giúp đỡ đồng hành cùng các con để mai sau cuộc sống của các em trở nên dễ dàng hơn. Với những kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm đã có trong việc giáo dục và can thiệp cho trẻ tự kỷ, Trung tâm giáo dục Tường Minh luôn muốn được góp phần đồng hành chia sẻ và hỗ trợ quý phụ huynh trong quá trình chăm sóc, giáo dục con em mình.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN


Tiến sĩ tâm lý lâm sàng Ngô Xuân Điệp đã có 10 năm thăm khám trị liệu tâm lý tại khoa tâm lý, Bv nhi đồng 2 và 12 năm là giảng viên tại khoa tâm lý – Đai học Khoa học và Xã Hội Nhân Văn. Kinh nghiệm 22 năm thăm khám, đánh giá và can thiệp trẻ tự kỷ.