Học sinh hòa nhập là gì? Phương pháp giáo dục hòa nhập như thế nào?

37 Đường 2, Khu Đô Thị Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại:
logo
Học sinh hòa nhập là gì? Phương pháp giáo dục hòa nhập như thế nào?
24/08/2024 07:28 AM 736 Lượt xem

    Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang rất được các cơ quan, tổ chức chú trọng phát triển và đầu tư. Đặc biệt là chú trọng quan tâm đến việc giáo dục cho người khuyết tật để họ không còn mặc cảm và được bình đẳng trong cuộc sống. Nhiều nơi đã bắt đầu thực hiện phương thức học sinh hòa nhập, giáo dục hòa nhập để tạo môi trường vui vẻ, lành mạnh cho người khiếm khuyết.

    Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều độc giả chưa thật sự hiểu rõ bản chất của việc này và đặt câu hỏI: “Học sinh hòa nhập là gì? Giáo dục hòa nhập là gì?” Vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu và thảo luận ý nghĩa của vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

    HỌC SINH HÒA NHẬP LÀ GÌ?

    Học sinh hòa nhập là việc bố trí cho các em học sinh khuyết tật được học chung với học sinh bình thường. Thay vì bố trí học riêng ở những lớp, những trường riêng biệt như trước đây.

    Phương án này là cách làm được cho là rất hợp lý và đầy tính nhân văn. Việc hòa nhập sẽ giúp trẻ em khuyết tật có được năng lượng tích cực, tự tin phát triển những kỹ năng mới của bản thân. Khi được học tập và vui chơi cùng các bạn khác, trẻ em khuyết tật sẽ có sự phấn đấu, nhận thức được năng lực của chính mình để đạt những thành tích tốt hơn.

    Nếu cứ chỉ sống trong môi trường của riêng mình, trẻ em khiếm khuyết sẽ không thể tự khám phá ra những khả năng vốn có của chúng. Không có thử thách và động lực để làm những điều mà chúng mong muốn.

    Ngoài ra, việc học sinh hòa nhập còn mang lại nhiều lợi ích cho cả những trẻ em bình thường. Khi được tiếp xúc trong một môi trường đa văn hóa với các bạn khuyết tật, chúng sẽ có cách nhìn nhận rộng lượng hơn và sẽ tự làm giàu vốn sống của mình. Bởi khi đó chúng sẽ nhận thấy rằng, các bạn khiếm khuyết cũng có thể làm một số việc tốt hơn mình và có nhiều năng lượng tích cực hơn.

    Vì vậy, việc học sinh hòa nhập có vai trò rất quan trọng giúp thúc đẩy những tiềm năng và mang lại một môi trường học tập bình đẳng, dân chủ cho tất cả trẻ em trên mọi miền.

    GIÁO DỤC HÒA NHẬP LÀ GÌ? PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HÒA NHẬP NHƯ THẾ NÀO?

    Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo chung giữa người bình thường với người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục; nhằm thể hiện sự bình đẳng, tôn trọng, không phân biệt đối xử và đáp ứng mọi khả năng khác nhau của người học.

    Phương Thức Giáo Dục Hòa Nhập Là Gì?

    Phương thức giáo dục hòa nhập là những học sinh khuyết tật có khả năng học tập được học chung với học sinh không khuyết tật trong môi trường phổ thông, tại nơi người khuyết tật đang sinh sống.

    Những người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một số bộ phận trên cơ thể dẫn đến bị suy giảm các chức năng vốn có gây khó khăn cho việc học tập, sinh hoạt và lao động hàng ngày. Họ thường mặc cảm, dễ bị tổn thương và luôn cho mình là một phần gánh nặng của xã hội. Vì vậy, việc tổ chức giáo dục hòa nhập sẽ giúp cho họ thực hiện được quyền học văn hóa và phát huy hết những khả năng tiềm tàng của bản thân. Từ đó, trở lên tự tin và nỗ lực hơn trong cuộc sống.

    Phương Pháp Giáo Dục Hòa Nhập Như Thế Nào?

    Để các em học sinh có thể phát huy hết được khả năng của mình, cần có những phương pháp giáo dục hòa nhập phù hợp với bản thân chúng. Bao gồm:

    • Tìm hiểu nhu cầu và khả năng của mọi trẻ em: Phương pháp này nhằm xây dựng một chương trình giáo dục sao cho phù hợp, không bị chênh lệch trong quá trình giảng dạy.
    • Đánh giá sự phát triển của học sinh trong quá trình học tập. Việc đánh giá thường xuyên sẽ giúp nhà trường lên kế hoạch điều chỉnh phương pháp giáo dục đúng đắn. Từ đó, các em được thể hiện được hết những điểm mạnh và cải thiện điểm yếu của mình.
    • Tạo môi trường vui chơi và học tập bình đẳng: Phương pháp để các em có thể giúp đỡ lẫn nhau thông qua các hoạt động ngoại khóa của trường học.

    MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP

    Giáo dục hòa nhập luôn là chủ đề được rất nhiều người quan tâm bởi đó là môi trường để phát triển toàn diện, bình đẳng cho những nhân tài tương lai của đất nước. Chính vì vậy, có rất nhiều câu hỏi mà các bậc phụ huynh đặt ra xung quanh vấn đề này. Một trong số đó có thể kể đến như:

    A. Yếu tố nào không phải là giáo dục hòa nhập?

    Các yếu tố không phải là giáo dục hòa nhập bao gồm:

    – Học sinh khuyết tật được bố trí học tại các trường chuyên biệt, các lớp học không phù hợp với lứa tuổi.

    – Giáo dục cho một số đối tượng học sinh riêng biệt.

    – Một số em học sinh phải rời môi trường giáo dục phổ thông chung để tìm đến các dịch vụ hoặc sự trợ giúp khác.

    – Phương pháp dạy học thụ động, lặp lại, không có sự hợp tác, trao đổi giữa giáo viên và học sinh.

    – Học sinh khiếm khuyết không được vui chơi cùng các bạn đồng trang lứa, phải hoạt động độc lập hoặc cạnh tranh nhau.

    – Phân chia học theo nhóm cho những học sinh có khả năng giống nhau.

    – Không có sự đổi mới trong phương pháp dạy học và cách đánh giá.

    – Những học sinh kém may mắn phải đánh đổi để được trở thành một thành viên của tập thể.

    – Lớp học không có sự cân bằng, chênh lệch tỷ lệ học sinh khuyết tật cao.

    – Không sử dụng chung chương trình giáo dục phổ thông, thay vào đó là chương trình giáo dục cá nhân.

    – Luôn đánh vào những điểm yếu của học sinh.

    – Không cân bằng hiệu quả giữa kiến thức và xã hội.

    – Không đánh giá cao sự sáng tạo, đa dạng, năng động của học sinh.

    – Không có kế hoạch cụ thể cho quá trình chuyển tiếp của các bạn khuyết tật.

    B. Giáo dục bán hòa nhập là gì?

    Giáo dục bán hòa nhập là phương thức giáo dục chuyên biệt riêng biệt dành cho người khuyết tật kết hợp với giáo dục hòa nhập trong một cơ sở giáo dục.

    Phương thức này giúp trẻ em khuyết tật vừa có phương thức học tập cho riêng mình vừa có thể giao lưu cùng các bạn học sinh bình thường. Điều này giúp các em thấy tự tin, thoải mái hơn và được hòa nhập cùng các bạn đồng trang lứa.

    C. Bản chất của giáo dục hòa nhập là gì?

    Giáo dục cho mọi đối tượng học sinh, không có sự tách biệt, phân biệt về màu da và văn hóa chính là hòa nhập. Ở đây các em đều được tôn trọng và bình đẳng như nhau về cuộc sống lẫn học tập. Đây là yếu tố đầu tiên và tư tưởng chính thể hiện bản chất của giáo dục hòa nhập.

    Ngoài ra, bản chất của phương thức giáo dục này còn thể hiện qua một số yếu tố như:

    • Mọi học sinh sẽ được học ở trường nơi đang sinh sống.
    • Tất cả đều được học tập bình đẳng và được tôn trọng thông qua việc hưởng một chương trình giáo dục phổ thông chung.
    • Không đánh đồng các em học sinh để tạo môi trường thoải mái và phù hợp.
    • Các em đều được dạy học một cách sáng tạo, đầy tích cực, có sự hợp tác giữa giáo viên và học sinh.
    • Đổi mới phương pháp, chương trình dạy học, cách đánh giá học sinh, nâng cao mối quan hệ giữa nhà trường và phụ huynh để mang lại hiệu quả cao nhất.
    • Điều chỉnh chương trình học tập sao cho phù hợp để đáp ứng được năng lực và nhu cầu của mọi trẻ em khác nhau.
    • Giáo dục hòa nhập sẽ giúp tạo ra được những kiến thức chung, cân đối và phù hợp cho tất cả các em học sinh.

    LỜI KẾT

    Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc về học sinh hòa nhập, giáo dục hòa nhập cũng như tầm quan trọng của phương thức giáo dục này. Thông qua đây, chúng ta có thể thấy rằng việc hòa nhập trong các trường học mang lại rất nhiều lợi ích lớn cho xã hội.

    Điều đó không chỉ giúp các em học sinh khuyết tật có cơ hội được giao tiếp với các bạn đồng trang lứa khác mà còn giúp các em mở ra một cánh cửa mới hơn cho cuộc sống kém may mắn của mình. Từ đó, các em sẽ có những cái nhìn tích cực, nâng cao nhận thức và sự nỗ lực để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn phía trước.

    Để có thêm những thông tin hữu ích khác về các phương pháp giáo dục cũng như các chứng chỉ cần thiết cho quá trình học tập và phát triển. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết khác của Tường Minh.