Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non: Làm sao để tạo ra môi trường bình đẳng

37 Đường 2, Khu Đô Thị Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại:
logo
Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non: Làm sao để tạo ra môi trường bình đẳng
24/08/2024 07:34 AM 224 Lượt xem

    Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non là phương pháp nhằm giúp các em kém may mắn trở nên tự tin, hòa đồng và không còn mặc cảm với những khiếm khuyết của bản thân. Vậy làm thế nào để giáo dục các bé, mục đích phải đạt được là gì và phương pháp thực hiện như thế nào?

    Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non: Làm sao để tạo ra môi trường bình đẳng ảnh 1

    Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non bao gồm những phương pháp giúp trẻ kém may mắn có được môi trường học tập, vui chơi, giải trí như những trẻ bình thường. Giáo dục hòa nhập hướng tới mục đích thực hiện các chính sách thực hiện giúp đỡ người khuyết tật để tăng khả năng độc lập cao nhất có thể và có môi trường sống bình đẳng.

    Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật giúp là cách giúp các trẻ bình thường có hội học hỏi những điểm mạnh để học tập. Song song với đó các bé bình thường cũng sẽ cảm nhận được điểm yếu của các bạn và có thêm động lực để phấn đấu tốt hơn. Có thể hiểu là “hòa nhập” chính là cơ hội học tập cho cả trẻ bình thường và trẻ khuyết tật.

    Giáo dục hòa nhập không đơn thuần là đưa trẻ trẻ khuyết tật vào môi trường học tập chung với trẻ bình thường. Cùng với đó là việc thiết lập các bước để đảm bảo cho trẻ khuyết tật được tham gia học tập, vui chơi đầy đủ nhất.

    Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non: Làm sao để tạo ra môi trường bình đẳng ảnh 2

    UNICEF tin rằng mọi trẻ em dù có khiếm vẫn có quyền đến trường học, được nuôi dưỡng và hưởng đầy đủ mọi quyền của trẻ em. Theo các nghiên cứu, giáo dục hòa nhập không chỉ giúp các em tự tin, hòa đồng với xã hội mà còn thúc đẩy bình đẳng trong xã hội.

    Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non nhằm tạo ra môi trường bình đẳng để các em được tham gia học tập, tiếp đón ân cần và được dạy dỗ như những trẻ bình thường. Bên cạnh đó, giáo dục nhằm giúp trẻ khiếm khuyết phát huy tính tự lực và nắm được những kỹ năng mới.

    Đối với một số trẻ những điều được dạy có thể là lần đầu tiên các em được tham gia và đã mong ước từ lâu. Do đó, khi được giáo dục các em sẽ được tạo điều kiện hết sức có thể và phấn đấu để đạt được những thành tích lớn hơn.

    Bên cạnh đó, nếu chỉ cho các bé có khiếm khuyết học tập với nhau thì trẻ khuyết tật sẽ không bao giờ khám phá ra khả năng tiềm tàng bản thân có thể làm được. Nhưng khi được hòa nhập với trẻ bình thường thì các em sẽ hiểu được rõ về năng lực bản thân và phát huy mạnh nhất.

    Với một trẻ khiếm thính thì việc cảm nhận ngôn ngữ nhưng khi được hòa nhập với trẻ bình thường các em sẽ có thể nhận biết từ ngữ khi quan sát diễn đạt bằng việc mấp máy môi. Hay nói cách khác, giáo dục hòa nhập cũng giống như một thứ nhớt giúp quá trình lĩnh hội suôn sẻ hơn.

    TỔ CHỨC GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG LỚP MẦM NON NHƯ THẾ NÀO?

    Sau khi đã tìm hiểu được nhu cầu và khả năng riêng biệt của từng trẻ, giáo viên sẽ xây dựng chương trình học tập và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị để trẻ có môi trường học tập phù hợp. Phương pháp tổ chức giáo dục cho trẻ khuyết tật tại nhà trường thực hiện như sau:

    Sắp xếp trẻ khuyết tật ngồi bàn đầu để dễ quan sát, lắng nghe cô giảng và cô giáo cũng hỗ trợ nhanh chóng hơn.

    Ngoài hoạt động chung của lớp, giáo viên cần sắp xếp thời gian thực hiện tiết cá nhân cho trẻ khuyết tật trên lớp với sự giúp đỡ của giáo viên hỗ trợ để áp dụng phương pháp dạy phù hợp khoảng 15-20 phút/ngày, 2-3 buổi/tuần.

    Với trẻ khuyết tật, sự động viên của thầy cô sẽ tạo sự tự tin, lạc quan cho trẻ khi đến trường.

    Khi tổ chức giáo dục hòa nhập, nhà trường phải thực hiện các nguyên tắc, đảm bảo cho trẻ khuyết tật được tham gia tất cả những hoạt động vui chơi giải trí, học tập, chế độ sinh hoạt như trẻ bình thường.

    Giáo viên là người giúp đỡ, hướng dẫn và tuyên truyền để tạo sự bình đẳng trong lớp học, để trẻ khuyết tật không tự ti, xấu hổ và nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ từ những bạn bình thường.

    Trong quá trình tổ chức hoạt động, giáo viên phải đánh giá khả năng của trẻ để đưa ra bài giảng phù hợp và luôn đặt câu hỏi, mục tiêu riêng cho các em.

    Sau mỗi chủ đề đều có đánh giá kết quả thực hiện với các mức độ về tính độc lập hay cần sự giúp đỡ của giáo viên hay chưa thực hiện được để hỗ trợ trẻ tốt hơn các chủ đề tiếp theo.